Chim mai hoa có nguồn gốc từ Úc, nổi bật với bộ lông màu đỏ rực như màu máu vô cùng bắt mắt. Loài chim với bộ lông màu đỏ đầy ấn tượng này cũng có ở Việt Nam, được giới nhiếp ảnh hoang dã vô cùng mê mẩn. Ảnh: Lam AnhChim mai hoa là một loài chim thuộc họ Chim di. Chim mai hoa thường gặp trên các cánh đồng và trảng cỏ nhiệt đới ở châu Á. Ảnh: Lam AnhChim mai hoa thường hót thành từng tràng vào buổi sáng sớm như báo hiệu một ngày mới. Vì vẻ ngoài sặc sỡ và tiếng hót hay nên chúng thường bị các đối tượng bắt bẫy về nuôi làm cảnh. Ảnh: Lam AnhChim mai hoa mái thường ít sặc sỡ hơn mai hoa trống. Bộ lông của chúng trầm màu hơn, nhng cũng thường xuyên được chúng tắm gội, chải chuốt, giữ vẻ óng mượt. Ảnh: Lam AnhChim mai hoa mái thường đẻ từ 3 – 8 quả trứng mỗi lứa. Trứng sẽ bắt đầu nở sau 14 ngày. Chim mái có thể đẻ 3 lứa/năm. Ảnh: Lam AnhChim mai hoa trống có mỏ và chân màu đỏ đậm hơn con mái, giọng hót cũng hay hơn. Bộ lông của chúng sặc sỡ, có màu đỏ rực dưới ánh nắng mặt trời, điểm xuyết nhiều đốm đen trắng rất đẹp. Sở dĩ chim trống có vẻ ngoài nổi bật hơn, nhằm thu hút chim mái. Ảnh: Lam AnhĐôi chim mai hoa trống mái đang đậu trên nhánh cỏ. Thức ăn của chúng là các loại hạt. Ảnh: Lam AnhVẻ đẹp hoang dã ấn tượng của loài chim này đang thu hút giới chụp chim tại Hà Nội. Họ không ngại lăn lộn, canh chừng tại các bãi cỏ suốt nhiều giờ để chụp được những khoảnh khắc đẹp của loài chim này. Ảnh: Lam AnhCác tổ chức bảo tồn đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm bảo vệ các loài chim, phục hồi sinh cảnh tự nhiên ở các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng. Đơn cử như các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho công chúng; các hoạt động trải nghiệm, thi chụp ảnh chim; các hoạt động tuần tra bảo vệ, ngăn chặn, thảo gỡ lưới bắt chim vào mùa di cư; lập các khu bảo tồn chim ở bãi giữa; trồng bổ sung và phục hồi các sinh cảnh tự nhiên trên các bãi… Trong ảnh là hai cá thể chim mai hoa mái. Ảnh: Lam Anh