CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tổng cục Môi trường năm 2020

0

Ngày 27 tháng 11 năm 2019, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức đã ký Công văn số 5999/TCMT-TTDL về việc Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tổng cục Môi trường năm 2020 gửi báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường.

Ban hành kèm theo Công văn số 5999/TCMT-TTDL ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Tổng cục Môi trường gồm có phụ lục Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Tổng cục. Trong đó nêu rõ nội dung cụ thể như sau:

I. Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT năm 2019. Mục này gồm những nội dung quy định như sau:

1. Nội dung: Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ; Kết quả ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật; Nguồn nhân lực; Môi trường pháp lý; Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch 2019, Kế hoạch 5 năm; Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử.

2. Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân

– Cơ cấu về tổ chức của Tổng cục Môi trường có nhiều sự thay đổi nên có nhiều ảnh hưởng đến việc triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị trực thuộc.

– Hạ tầng về công nghệ thông tin của Tổng cục Môi trường được đầu tư trang bị từ lâu, hiện nay phần lớn đã hết khấu hao và hết hạn bảo hành, nhiều thiết bị đã hỏng không còn sử dụng được.

– Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT hiện nay của TCMT còn rất thiếu nên chưa thể đáp ứng được tất cả yêu cầu của công việc chuyên môn.

– Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng CNTT chưa thực sự đồng bộ, còn có sự chồng chéo, trùng lặp, sự phối hợp giữa các đơn vị về ứng dụng CNTT còn hạn chế.

3. Kiến nghị, đề xuất.

– Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chương trình, dự án công nghệ thông tin; tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá thanh quyết toán trong công tác xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin, vận hành, duy trì, mở rộng các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.

– Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, nhằm thu hút, khuyến khích, động viên nguồn nhân lực có chất lượng cao về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin gắn bó, yên tâm công tác trong các cơ quan nhà nước.

– Tiếp tục triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị thuộc Bộ theo kế hoạch đã phê duyệt (tại Quyết định số 3313/QĐBTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2017 Ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2018 – 2020).

– Thực hiện các nội dung bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin của Bộ theo cấp độ theo quy định Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Triển khai các giải pháp phòng chống mã độc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại theo quy định của Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

– Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường trong phòng chống, dò quét, ứng cứu sự cố, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tuyên truyền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu.

– Hướng dẫn, triển khai công tác an toàn, an ninh thông tin; phòng chống tấn công mạng; tổ chức diễn tập ứng phó với các môi đe dọa trên không gian mạng; triển khai hạ tầng phục vụ an toàn, an ninh thông tin quốc gia.

– Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin mới, hiện đại (như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), thực tại ảo (VR), …) trong việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu; xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành và giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra của các lĩnh vực trong ngành tài nguyên và môi trường.

– Tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, ưu tiên các công nghệ theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0; học tập kinh nghiệm, nhận chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các giải pháp, công nghệ của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, các hãng công nghệ lớn và các đối tác quốc tế, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia.

– Làm chủ, phát triển, quản lý mã nguồn các hệ thống thông tin, phần mềm được đầu tư trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ.

II. Căn cứ lập kế hoạch: Bao gồm các căn cứ liên quan đến Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và Luật An toàn thông tin.

III. Mục tiêu

– Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Tổng cục, tạo môi trường làm việc thuận lợi phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục và các đơn vị trực thuộc thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.

– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện cải cách hành chính của Tổng cục, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

– Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực môi trường phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá, hỗ trợ ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước, kết nối từ Trung ương đến địa phương.

1. Nội dung: Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước; Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; Xây dựng, hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành; HTTT, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển hạ tầng kỹ thuật; Bảo đảm an toàn thông tin.

2. Giải pháp: Giải pháp môi trường chính sách; Giải pháp tài chính; Giải pháp gắt kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính; Giải pháp tổ chức, triển khai; Các giải pháp kỹ thuật công nghệ và các giải pháp khác.

3. Danh mục nhiệm vụ, dự án: Bao gồm tên nhiệm vụ, dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin mà các đơn vị trưc thuộc Tổng cục Môi trường sẽ triển khai thực hiện trong năm 2020.

VII. Tổ chức thực hiện. Quy định việc thực hiện đối với những đơn vị có liên quan như Văn phòng Tổng cục Môi trường, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường.

Toàn văn Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tổng cục Môi trường xem tại đây.

CEID

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.