CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Trí tuệ nhân tạo AI khác gì với trí tuệ con người?

0

AI có thể làm được nhiều điều con người phải “bó tay”.

Chúng ta đã nghe nhiều về AI – trí tuệ nhân tạo trong thực tế. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm này. Nhiều người còn cho rằng AI thực chất giống với bộ não của những đứa trẻ nhỏ đang tập làm quen với thế giới xung quanh. Để giải đáp thắc mắc này, một cuộc tọa đàm có tên “AI và những ứng dụng trong cuộc sống con người” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia Trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam.

Điểm khác biệt cơ bản

Mở đầu buổi tọa đàm là thầy Nguyễn Xuân Hoài, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam. Thầy cho rằng không dễ để đưa ra một định nghĩa duy nhất về trí tuệ nhân tạo: “Nhưng theo tôi, hiện có thể tạm hiểu một cách đơn giản là có 2 loại AI khác nhau. Loại thứ nhất là AI rộng – một dạng chương trình máy tính có khả năng suy nghĩ, nhận thức như con người. Loại thứ hai là AI hẹp – loại AI mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày – đây là loại AI được tạo nên để mô phỏng hoặc bắt chước một số hành vi của con người như lái xe”.

Nếu không dùng đến các khái niệm thuộc về kỹ thuật, anh Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Cổ phần VCCORP lại cho rằng hơi khó để mô tả AI là gì, tuy nhiên có những cái rất dễ để mọi người hiểu được nó. Ví dụ, một số phần mềm chụp ảnh có thể tự động làm cho hình ảnh chụp đẹp hơn, hoặc các thiết bị thông minh smarthome, có thể tự mở cửa. Hoặc một số điện thoại có thể quét 3D để tự mở khóa. Hoặc gần đây là chiếc TV AI có khả năng “nâng cấp” hình ảnh từ bình thường lên 8K của Samsung. Mục tiêu là tạo ra các chương trình, thiết bị, có thể hỗ trợ cho con người tốt hơn, hoặc thay thế cho con người trong một số tác vụ.

Không đồng ý với nhận định AI giống như “não đứa trẻ”, chị Nguyễn Thị Thu Trang, Tiến sĩ giảng viên CNTT trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sáng lập viên và phụ trách R&D cho startup Vbee nhận định: “Trí tuệ nhân tạo có thể được xem như một loại trí tuệ do máy móc thực hiện, ngược với trí tuệ tự nhiên của con người. Thay vì có khả năng mô phỏng bộ não người, trí tuệ máy móc sẽ xử lý thông tin nhận được giống như cách con người xử lý, và đưa ra các hành vi, ứng xử giống như con người. Não người là một bộ phận rất phức tạp về mặt y học và thậm chí con người cũng chưa hiểu hết, nên khó có thể nói là máy móc có thể mô phỏng bộ não người”.

Trí tuệ nhân tạo AI khác gì với trí tuệ con người? - Ảnh 2.

Anh Bùi An, nhiếp ảnh gia và là Chuyên gia công nghệ trên diễn đàn HD Việt Nam lại cho rằng AI là khả năng nhận biết, xử lý tình huống giống như con người, và có khả năng tiến hóa. Trong những năm gần đây, AI không còn là các ứng dụng xa vời nữa mà đang ứng dụng rất gần gũi trong đời sống con người khi có mặt trong nhiều thiết bị, công nghệ ứng dụng.

Điều mà não người không làm được, AI vẫn có thể hoàn thành

Não người là kỳ quan thế giới, nhưng không phải cái gì nó cũng có thể thực hiện. Ví dụ như mắt người cận không thể nhìn được hình ảnh rõ ràng nhưng AI lại khác, nó thậm chí còn có thể biến hình ảnh mờ nhòe trở nên rõ nét. Ví dụ rõ ràng nhất chính là chiếc TV QLED 8K mới nhất của Samsung. Bằng cách học hỏi và phân tích từ cơ sở dữ liệu hàng triệu hình ảnh khác nhau, chiếc Q900 này có thể áp dụng những bộ lọc giảm nhiễu phù hợp, làm mềm những vết răng cưa để giúp hình ảnh trở nên dễ nhìn hơn, sắc nét hơn, kể cả khi nguồn phát chỉ ở mức 720p.

Trí tuệ nhân tạo AI khác gì với trí tuệ con người? - Ảnh 3.

Anh Bùi An là người đã được trải nghiệm khả năng này của chiếc Q900. Anh ấn tượng với khả năng này: “Trước đây khi TV 4K mới xuất hiện, Samsung cũng từng áp dụng công nghệ tương tự để upscale nội dung từ Full HD lên 4K, và giờ đây với TV 8K, công nghệ này càng trở nên quan trọng hơn nữa. TV 8K của Samsung hiện tại đang làm rất tốt điều này khi có thể upscale cả chương trình truyền hình VTV1 VTV3 chuẩn HD 720p, cho hình ảnh đẹp và rõ dù quan sát trong phạm vi 2m”.

Trí tuệ nhân tạo AI khác gì với trí tuệ con người? - Ảnh 4.

Não bộ của chúng ta cũng không thể dựa trên hoàn cảnh mà thay đổi “bộ lọc” âm thanh cho đôi tai được, nhưng chiếc Q900 này thì có. Tùy vào việc bạn đang xem phim hay xem thể thao, chiếc TV sẽ tự động tinh chỉnh, lọc môi trường xung quanh để thay đổi cho phù hợp.

Mặc dù cùng là “trí tuệ”, nhưng như bạn thấy, có nhiều điểm khác biệt giữa AI và “trí tuệ con người”. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng AI đã và đang hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, chứ chưa đến mức phát triển giống và “lật đổ loài người” như trong các bộ phim viễn tưởng vẫn hay lấy ra làm đề tài.

Theo ICTNews

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.