CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BVMT tại các KCN

0

Công tác bảo vệ môi trường trong KCN đã từng bước được các cấp, các ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN quan tâm, chú trọng. Các KCN đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, thực hiện tập trung sản xuất, di dời cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội đô, làng nghề vào trong KCN.

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong KCN đã từng bước được các cấp, các ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN quan tâm, chú trọng. Các KCN đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, thực hiện tập trung sản xuất, di dời cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội đô, làng nghề vào trong KCN. Do đó, công tác BVMT được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với công tác xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải. Trong số 280 KCN đang hoạt động (20 KCN nằm trong Khu kinh tế), có 250 KCN có hệ thống XLNT tập trung, đạt tỷ lệ 89,28%. Trong tổng số 280 KCN đang hoạt động, có 100% KCN có báo cáo ĐTM và Đề án BVMT chi tiết được phê duyệt và 219 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, đạt tỷ lệ 87,6%. Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà máy XLNT tập trung đạt 1.031.000 m3/ngày đêm, lượng nước thải phát sinh thực tế khoảng 510.145 m3/ngày đêm.

Theo số liệu thống kê hàng năm các KCN đang hoạt động phát sinh khoảng 643.865 tấn chất thải nguy hại[1], 4.124.372 tấn chất thải rắn thông thường[2]. Các KCN đã đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp thứ cấp trong việc quản lý chất thải rắn để đảm bảo chất thải được thu gom, bàn giao cho các đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý. Trong khi đó, việc xử lý khí thải do các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN tự thực hiện. Tuy nhiên, các KCN thường xuyên phải thực hiện giám sát định kì chất lượng môi trường không khí trong KCN.

Với định hướng chỉ đạo của Chính phủ trong phát triển KCN sinh thái, đã được thể chế hóa tại Nghị định số 82/NĐ-CP, các KCN đang thí điểm dịch chuyển sang mô hình KCN sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế, thu hút dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch; gắn kết hoạt động công nghiệp với BVMT. Tại các KCN đã chuyển đổi[3], doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đã có sự liên kết hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần giảm phát thải.

Nhìn chung, các KCN đang hoạt động đã tuân thủ quy định pháp luật về BVMT, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT như hệ thống thoát nước mưa, hệ thống XLNT tập trung, hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT khác. Hơn nữa, các KCN đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.


[1] Phát sinh chủ yếu tại vùng Đông Bắc Bộ (45,11%) (KCN Yên Bình – Thái Nguyên) và vùng Đồng bằng Sông Hồng (32,17%).

[2] Phát sinh chủ yêu sở vùng Đông Nam Bộ (62,18%).

[3] 04 KCN thí điểm (KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu tại Ninh Bình, KCN Hòa Khánh tại Đà Nẵng, KCN Trà Nóc tại Cần Thơ), trên 72 doanh nghiệp đã thực hiện 900 giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm cho doanh nghiệp 76 tỷ đồng/năm và huy động 207 tỷ đồng từ khu vực tư nhân để giảm tiêu thụ năng lượng, nước, hóa chất và chất thải, cắt giảm 32 Kt khí CO2/năm.

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.