Hành tinh của chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng. Kể từ năm 1970, quần thể các loài hoang dã đã giảm khoảng 60%. Trong khi đó, tác động của con người và sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên tiếp tục tăng theo cấp số nhân.
Phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA), lần thứ 74, diễn ra từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019 tại thành phố New York, Mỹ, với 193 Quốc gia Thành viên tham dự. Trước kỳ họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng với các nhà lãnh đạo trên toàn cầu, đã lên tiếng ủng hộ sự ra đời của một bản Thỏa thuận mới Khẩn cấp về Con người và Thiên nhiên.
Trong một đoạn phim ngắn chiếu tại sự kiện Các nhà lãnh đạo vì Thiên nhiên và Con người, với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, thành viên các hoàng gia, lãnh đạo doanh nghiệp và những cá nhân có ảnh hưởng trên toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Việt Nam đang rất nỗ lực chung tay cùng với thế giới thực hiện các quá trình chuyển dịch hướng tới mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng tới phát triển bền vững, luôn đặt ứng phó với biển đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở vị trí quan trọng trong nghị quyết và định hướng phát triển”.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu – một yếu tố khiến cho các mối đe doạ đối với môi trường Việt Nam như mất sinh cảnh, mất đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên không bền vững, v.v ngày càng trầm trọng. Những tác động của biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ nét như hiện nay như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Sự kiện Các nhà lãnh đạo vì Thiên nhiên và Con người, được tổ chức bởi WWF và các đối tác vào tối ngày 23/9 (trong khuôn khổ phiên họp của LHQ năm nay), nhằm thảo luận về các vấn đề môi trường khẩn cấp mà thế giới đang phải đối mặt và kêu gọi hình thành một bản Tuyên bố Khẩn cấp về Thiên nhiên và Con người vào kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75 trong năm sau.
Tổng Giám đốc của WWF – Marco Lambertini phát biểu: “Cuộc họp của các nhà lãnh đạo trên thế giới tại New York năm 2020 sẽ là cơ hội để đảm bảo một tương lai bền vững cho con người và thiên nhiên. Những quyết định đưa ra trong năm sau sẽ có tác động tới nhiều thập kỷ sau và chúng ta phải sử dụng cơ hội này một cách khôn ngoan. Ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo cần thừa nhận tình trạng khẩn cấp mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt, thể hiện cam kết của mình trong việc coi đa dạng sinh học là trọng tâm của các hiệp định trong năm tới và cùng thảo luận về một Bản Tuyên bố Khẩn cấp về Thiên nhiên và Con người ngay từ bây giờ”.
Hành tinh của chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng. Kể từ năm 1970, quần thể các loài hoang dã đã giảm khoảng 60%. Trong khi đó, tác động của con người và sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Những hậu quả con người đang phải hứng chịu từ thiên nhiên đó là lũ lụt, cháy rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng. Các bằng chứng khoa học cảnh báo rằng, nếu không có những hành động khẩn cấp, những hậu quả này sẽ ngày càng xấu đi.
WWF kêu gọi sự cam kết mạnh mẽ của các Nguyên thủ Quốc gia, trong năm 2020, trong việc củng cố các mục tiêu toàn cầu cũng như các cơ chế nhằm đảo ngược sự mất mát của tự nhiên vào năm 2030. Để đạt được điều này, Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần hợp tác chặt chẽ với nhau và nâng cao tham vọng của mình đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thoả thuận Paris. kêu gọi các Bộ trưởng, trong quá trình đưa ra những quyết định quan trọng, hãy tăng cường các cam kết của họ trong các lĩnh vực ô nhiễm rác thải nhựa, tiêu thụ và sản xuất lương thực bền vững, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong năm 2020, nhiều hiệp ước quốc tế – bao gồm Mục tiêu Phát triển Bền vững, Công ước Tự nhiên và Hiệp định Khí hậu – sẽ được đàm phán lại. Đây chính là thời khắc quan trọng để các nhà lãnh đạo trên thế giới coi phát triển bền vững là trọng tâm của phát triển chính trị, kinh tế và xã hội.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu – một yếu tố khiến cho các mối đe doạ đối với môi trường Việt Nam như mất sinh cảnh, mất đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên không bền vững, v.v ngày càng trầm trọng. Những tác động của biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ nét như hiện nay như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Sự kiện Các nhà lãnh đạo vì Thiên nhiên và Con người, được tổ chức bởi WWF và các đối tác vào tối ngày 23/9 (trong khuôn khổ phiên họp của LHQ năm nay), nhằm thảo luận về các vấn đề môi trường khẩn cấp mà thế giới đang phải đối mặt và kêu gọi hình thành một bản Tuyên bố Khẩn cấp về Thiên nhiên và Con người vào kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75 trong năm sau.
Tổng Giám đốc của WWF – Marco Lambertini phát biểu: “Cuộc họp của các nhà lãnh đạo trên thế giới tại New York năm 2020 sẽ là cơ hội để đảm bảo một tương lai bền vững cho con người và thiên nhiên. Những quyết định đưa ra trong năm sau sẽ có tác động tới nhiều thập kỷ sau và chúng ta phải sử dụng cơ hội này một cách khôn ngoan. Ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo cần thừa nhận tình trạng khẩn cấp mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt, thể hiện cam kết của mình trong việc coi đa dạng sinh học là trọng tâm của các hiệp định trong năm tới và cùng thảo luận về một Bản Tuyên bố Khẩn cấp về Thiên nhiên và Con người ngay từ bây giờ”.
Hành tinh của chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng. Kể từ năm 1970, quần thể các loài hoang dã đã giảm khoảng 60%. Trong khi đó, tác động của con người và sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Những hậu quả con người đang phải hứng chịu từ thiên nhiên đó là lũ lụt, cháy rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng. Các bằng chứng khoa học cảnh báo rằng, nếu không có những hành động khẩn cấp, những hậu quả này sẽ ngày càng xấu đi.
WWF kêu gọi sự cam kết mạnh mẽ của các Nguyên thủ Quốc gia, trong năm 2020, trong việc củng cố các mục tiêu toàn cầu cũng như các cơ chế nhằm đảo ngược sự mất mát của tự nhiên vào năm 2030. Để đạt được điều này, Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần hợp tác chặt chẽ với nhau và nâng cao tham vọng của mình đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thoả thuận Paris. kêu gọi các Bộ trưởng, trong quá trình đưa ra những quyết định quan trọng, hãy tăng cường các cam kết của họ trong các lĩnh vực ô nhiễm rác thải nhựa, tiêu thụ và sản xuất lương thực bền vững, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong năm 2020, nhiều hiệp ước quốc tế – bao gồm Mục tiêu Phát triển Bền vững, Công ước Tự nhiên và Hiệp định Khí hậu – sẽ được đàm phán lại. Đây chính là thời khắc quan trọng để các nhà lãnh đạo trên thế giới coi phát triển bền vững là trọng tâm của phát triển chính trị, kinh tế và xã hội.
Theo vea.gov.vn