CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Tăng cường, nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ hành chính – kỹ thuật trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm

0

Các công cụ hành chính –  kỹ thuật như ĐMC, ĐTM, giấy phép môi trường phải được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, nhiệm vụ giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường thời gian tới tập trung vào tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các công cụ ĐMC, ĐTM, giấy phép về môi trường, tập trung điều chỉnh các đối tượng tác động lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao theo hướng kết hợp xem xét các yếu tố nhạy cảm, khả năng chịu tải của môi trường và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nguồn ô nhiễm của dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các giải pháp công nghệ.
Bên cạnh đó, cần phải thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện hạ tầng thu gom, xử lý nước thải của các KCN, CCN, khu đô thị, khu dân cư tập trung, làng ghề; tăng cường quản trị môi trường trong các khu, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường biện pháp giám sát kỹ thuật (lắp đặt các thiết bị ghi lại hình ảnh, lấy mẫu quan trắc tự động và các biện pháp kỹ thuật khác); tiếp tục mô hình tổ giám sát đối với dự án, cư sở sản xuất lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao; hoàn thiện mô hình, nhân rộng việc thực hiện tại các địa phương trên phạm vi cả nước.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về BVMT, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất, thực hiện thanh tra thường xuyên về BVMT theo quy định của Luật Thanh tra.
Duy trì, phát huy hiệu quả của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương, mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường ngay từ cơ sở.
Nguồn Monre.gov.vn
Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.