CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Quan trắc, thông tin về chất lượng môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường

0

Trong năm 2019, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đề án quan trắc môi trường quốc gia đối với không khí và nước giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2030; tiếp tục duy trì 09 chương trình quan trắc môi trường tại các LVS, nước mặt; 03 chương trình quan trắc môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm; 02 chương trình quan trắc tác động; xây dựng, ứng dụng phần mềm quản lý số liệu quan trắc môi trường tự động (Envisoft) và ứng dụng khai thác, sử dụng số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục trên nền tảng di động.

Tính đến hết năm 2019, cả nước có 63 trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh và 867 trạm quan trắc nguồn thải (479 trạm nước thải và 388 trạm khí thải) đã lắp đặt và truyền số liệu về Sở TN&MT địa phương; trong đó có 698 trạm quan trắc tự động, liên tục (bao gồm: 526 trạm phát thải của doanh nghiệp, 69 trạm quan trắc môi trường nước mặt, 58 trạm quan trắc không khí xung quanh) truyền số liệu về trung ương và được theo dõi quản lý trên phần mềm quản lý số liệu quan trắc môi trường tự động (Envisoft). Một số địa phương có nhiều trạm quan trắc không khí xung quanh và trạm quan trắc phát thải tự động liên tục như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh.

Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường nước LVS Cầu được thiết lập từ Trung ương đến địa phương. Đối với sông Nhuệ – sông Đáy: có 04 trạm quan trắc tự động nước mặt được đầu tư đặt tại địa bàn tỉnh Hà Nam, 04 trạm quan trắc tự động nước mặt được đầu tư đặt tại tỉnh Nam Định. Công tác điều tra, thống kê nguồn thải trên các lưu vực sông Cầu, Nhuệ – Đáy, Đồng Nai đang được triển trên hầu hết các tỉnh.

Duy trì hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương: Năm 2019, đường dây nóng cấp Trung ương đã tiếp nhận và chuyển địa phương xử lý 492 vụ việc (giảm 429 vụ so với năm 2018), tỷ lệ vụ việc được xử lý tăng từ 47,4% lên 66%, các vụ việc còn lại đều đã được các địa phương triển khai các giải pháp xử lý (Biểu đồ 18, Phụ lục II). Hệ thống đường dây nóng về môi trường đang từng bước phát huy hiệu quả, là kênh thông tin hữu hiệu để người dân phát huy vai trò của mình đối với công tác BVMT, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT các cấp nắm sát các vấn đề môi trường bức xúc, liên quan trực tiếp đến môi trường sống của người dân đang đặt ra để có những biện pháp chỉ đạo giải quyết xử lý kịp thời.

Nguồn Monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.