CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Nhiều người dùng lo ngại máy tính gia đình có thể gây rủi ro cho dữ liệu

0

Xét trên mặt tích cực, Internet mang lại nhiều lợi ích cho con người, giúp con người truy cập mọi thông tin trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, song hành cùng những tích cực, việc sử dụng công cụ này nếu không đúng cách có thể gặp phải những phiền toái, hoặc những rủi ro an toàn dữ liệu người dùng.

Bảo mật trực tuyến luôn là điều quan trọng

Đứng trước thực trạng này, vừa qua, hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật Kaspersky (Nga) đã tổ chức một nghiên cứu xã hội phạm vi rộng đối với người dùng Internet khu vực Đông Nam Á với tiêu đề “Kết nối hơn bao giờ hết: Làm thế nào để xây dựng những vùng tiện nghi số” (More connected than ever before: how we build our digital comfort zones).

Theo đó, với 760 người tham gia phỏng vấn, khảo sát đã có cùng chung một kết quả, người dùng mạng Internet luôn cảm thấy lo lắng khi làm việc từ xa trong thời gian đại dịch và thực hiện giãn cách Covid-19. Trong đó, việc bảo mật trực tuyến là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng.

Bên cạnh đó, báo cáo cho biết có 46% người dùng Internet cảm thấy khó để thật sự nghỉ ngơi sau giờ làm tại nhà so với làm việc tại văn phòng và cảm thấy lo lắng khi sử dụng thiết bị cá nhân, mạng gia đình để làm việc, bởi tính bảo mật mạng chưa được đảm bảo tốt.

Trên số liệu báo cáo đó, Kaspersky cũng chỉ ra 46% là con số cao hơn 4% so với kết quả toàn cầu là 42%, đồng thời cho biết có 62% người dùng cũng không thoải mái khi số lượng các cuộc họp trực tuyến ngày càng tăng.

Giải thích về số liệu biến động, sự hạn chế này, Kaspersky cho rằng phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, 62% người dùng Internet khu vực Đông Nam Á cho rằng đó là do tính chất bảo mật của công việc. Con số này cao hơn 13% so với kết quả toàn cầu (với 49%). Thứ hai, theo 57% người được hỏi, mức độ an toàn của mạng gia đình thấp hơn ở văn phòng công ty. Con số này cao hơn 9% so với kết quả toàn cầu (với 48%). Những người được hỏi bày tỏ lo lắng rằng việc sử dụng máy tính của họ có thể gây rủi ro cho an toàn dữ liệu.

Nhiều người dùng lo ngại máy tính gia đình có thể gây rủi ro cho dữ liệu - Ảnh 1.

Trên quan điểm đánh giá thực trạng, với tư cách là một chuyên gia mạng, ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Phần lớn những người tham gia khảo sát vẫn đang làm việc tại nhà trong thời gian này khi các biện pháp giãn cách vẫn được áp dụng vì đại dịch. Điều đáng hoan nghênh là nhiều người dùng đang quan tâm hơn đến bảo mật trực tuyến vì nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy 52% doanh nghiệp cho rằng nhân viên là mắt xích yếu nhất của bảo mật mạng”.

Cũng theo Tổng giám đốc Kaspersky, trong thực trạng này vẫn có một điểm sáng, bởi 62% người dùng trong khu vực cho biết làm việc tại nhà giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo mật mạng, và 56% cho rằng chủ doanh nghiệp đã đưa ra hướng dẫn kỹ càng và nghiêm túc để bảo vệ dữ liệu trực tuyến.

“Tuy nhiên, vẫn có hơn 4/10 người từ chối thực hiện bảo mật mạng và cho rằng mọi thứ đều đang được bảo vệ và an toàn. 42% cho biết họ vẫn chia sẻ kết nối Internet với những người trong cùng nhà và không chắc chắn về tính bảo mật cũng như an toàn của thiết bị”, ông Yeo Siang Tiong cho biết.

Cần đảm bảo mã hóa kết nối để giữ thông tin an toàn

Để bảo vệ người dùng mạng cũng như tăng cường hiệu quả hơn công tác bảo mật, theo ông Yeo Siang Tiong, các doanh nghiệp khi triển khai cho nhân viên làm việc từ xa cần tạo một môi trường làm việc thuận lợi, chỉ làm việc trong giờ hành chính. Có nhiều cách làm để tham khảo như phương pháp đào tạo áp dụng công nghệ AI được xây dựng từ phản hồi của nhân viên. Từ đó, đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp thay vì sử dụng cùng một tài liệu khóa học cho tất cả nhân viên”.

“Kaspersky hiện đang tổ chức chương trình đào tạo độc đáo mang tên Kaspersky Adaptive Online Training (KAOT), dựa trên nền tảng của phương pháp học tập sáng tạo, tạo ra trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, xây dựng trên khả năng và nhu cầu của mỗi người học (thông tin đăng tải tại: https://kas.pr/su47)“, ông Yeo Siang Tiong, nhấn mạnh

Bên cạnh những chia sẻ kinh nghiệm của lãnh đạo, các chuyên gia bảo mật hàng đầu của Kaspersky cũng đề xuất các giải pháp tăng cường bảo mật cho văn phòng tại nhà của người dùng.

Theo đó, người dùng mạng cần cài đặt giải pháp bảo mật Kaspersky Security Cloud trên tất cả các thiết bị xử lý dữ liệu của công ty; Thường xuyên cập nhật chương trình trên tất cả thiết bị đang được sử dụng để làm việc; Định cấu hình kết nối mạng một cách chính xác; Cần đảm bảo rằng kết nối được mã hóa để giữ thông tin an toàn. Người dùng có thể sử dụng cài đặt bộ định tuyến để chọn hoặc thay đổi kiểu mã hóa.

Ngoài ra, người dùng cần đảm bảo độ mạnh của mật khẩu Wi-Fi; Thay đổi thông tin đăng nhập và mật khẩu bộ định tuyến. Mật khẩu mặc định cho nhiều thiết bị không chỉ quá yếu mà còn có thể xuất hiện trên Internet và có thể dễ dàng bị tìm kiếm.

Đối với trường hợp sử dụng mạng ảo, Kaspersky khuyến nghị người dùng sử dụng thiết bị kết nối qua VPN. Cần thiết chỉ sử dụng nguồn lực của công ty khi trao đổi tài liệu và thông tin hoặc cũng có thể sử dụng lưu trữ đám mây. Người dùng cũng nên cảnh giác bỏ qua email nếu email chứa liên kết đến một tài liệu không đến từ công ty.

Như vậy, với việc khảo sát thực tế và các giải pháp Kaspersky đưa ra, hy vọng việc bảo mật dữ liệu được làm tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả cho người dùng mạng, và sự yên tâm, an toàn với các dữ liệu, thiết bị, tài khoản, máy tính cá nhân.

Nguồn ictvietnam.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.