CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020

0

Mục tiêu của Chương trình nhằm bổ sung và hoàn thiện giải pháp, công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo phát triển bền vững; đồng thời tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam trong dự báo, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục hậu quả và sự cố môi trường.

Các nội dung nghiên cứu tập trung xây dựng giải pháp, công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo phát triển bền vững, bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp, công cụ quản lý nhằm triển khai  kiểm soát ô nhiễm, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá, giám sát hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm sinh thái, các mô hình thân thiện môi trường (các mô hình đô thị xanh, sản xuất sinh thái…).

Ngoài ra, để phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong bảo vệ môi trường phù hợp điều kiện Việt Nam, Chương trình đã nghiên cứu hoàn thiện, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp điều kiện Việt Nam; Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật, công nghệ dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi môi trường; Nghiên cứu lựa chọn để chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý, tái sử dụng chất thải; phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người.

Nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng và thực thi các điều ước, công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật (trung ương và địa phương), mục tiêu quan trọng của chương trình là nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước của Bộ, các đề tài dạng này đều được ưu tiên triển khai. Các đề tài về cơ bản đã cung cấp được phương pháp luận, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phục vụ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Sản phẩm của các đề tài này là dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, Chương trình hành động, đề xuất cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế, chính sách các văn bản quy phạm pháp luật góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các đề tài đã đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của Bộ trong hoạt động quản lý thời gian qua. Hàng năm, căn cứ nhu cầu thực tiễn, Lãnh đạo Bộ đặt hàng các nhiệm vụ cấp bách để triển khai ngay trong năm.

Một số đề tài có kết quả tiêu biểu như sau:

Đề tài TNMT.2015.04.06. có sản phẩm là Dự thảo quy trình, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Hg trong không khí phù hợp với điều kiện Việt Nam và Dự thảo đề xuất mạng lưới quan trắc và tần xuất quan trắc Hg trong không khí tại Việt Nam phục vụ nâng cao năng lực quan trắc thủy ngân trong không khí cho các đơn vị thực hiện quan trắc môi trường và góp phần vào việc thực hiện Công ước Minamata để giảm thiểu những tác động của thủy ngân đến sức khỏe con người;

Đề tài TNMT.2015.04.14 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường có sản phẩm là Bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường đối với cấp quốc gia và cấp địa phương.

Đề tài TNMT.2015.04.23: Nghiên cứu ứng dụng mô hình phối tử sinh học để xác định ngưỡng độc của kim loại nặng trong môi trường nước mặt ở Việt Nam

Đề tài TNMT.2015.04.24 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng quy trình và hướng dẫn lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh có sản phẩm là Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Đề tài TNMT.2016.04.02 xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường thiệt hại liên quan đến sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu, xây dựng được cơ sở pháp lý và dự thảo các nội dung quy định về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra.

TNMT.2016.04.04: Nghiên cứu phương pháp dự báo lượng nước thải khu công nghiệp phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam. Kết quả là hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường loại hình dự án hạ tầng KCN.

TNMT.2016.04.18: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân tại Việt Nam có kết quả là Bản đề xuất về cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân tại Việt Nam, đóng góp hoàn thiện các thể chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn ngày một đầy đủ và toàn diện; tạo khung hành lang pháp lý thúc đẩy các đóng góp cho hoạt động bảo tồn từ khu vực cộng đồng và tư nhân.

Ngoài ra các đề tài chưa kết thúc nhưng các sản phẩm dự kiến cũng có triển vọng ứng dụng như:

Đề tài TNMT.2017.04.03 dự kiến là xây dựng được phương pháp luận đánh giá dự báo tác động của dự án đến sức khỏe cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường;

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài trong quá trình đề xuất, xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường vùng ven biển có tính liên ngành, liên tỉnh (đề tài TNMT.2018.04.05); cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về nội dung phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường cảng biển (đề tài TNMT.2018.04.03).

Cung cấp cơ sở khoa học về quy trình, phương pháp lượng giá thiệt hại đến môi trường, qui đổi thiệt hại về môi trường dưới dạng đơn vị tiền tệ để các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương nơi có sự cố hóa chất nghiên cứu, lượng giá các thiệt hại về môi trường do các sự cố này một cách đầy đủ, chính xác, lựa chọn các phương án xử lý, phục hồi và cải thiện môi trường tối ưu trong điều kiện hạn chế về mặt kinh tế (đề tài TNMT.2018.04.04).

Nghiên cứu cơ sở khoa học về các cơ chế tự nguyện, linh hoạt về môi trường nhằm thực thi những cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (đề tài TNMT.2017.04.04). Sản phẩm dự kiến của đề tài là “Dự thảo Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường tăng cường cơ chế tự nguyện, linh hoạt về môi trường nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và thực thi những cam kết môi trường trong các FTA thế hệ mới”.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh và huy động nguồn lực để khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường (đề tài TNMT. 2017.04.08). Sản phẩm đề tài dự kiến là “Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh”.

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất Bộ tiêu chí xác định các nội dung chủ yếu trong xây dựng và đánh giá thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 (đề tài TNMT.2018.04.18). Sản phẩm đề tài dự kiến là “Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ tiêu chí xác định các nội dung chủ yếu trong xây dựng và đánh giá thực hiện Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch 2017”.

Nhìn chung, kết quả, sản phẩm của tất cả các đề tài đã phê duyệt của chương trình đều có khả năng áp dụng vào thực tiễn và có cơ sở khoa học để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hầu hết các đề tài đều đã đáp ứng được mục tiêu đã đề ra và có tính khả thi cao và có khả năng (hoặc có tiềm năng) chuyển giao kết quả để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các kết quả, sản phẩm nghiên cứu này đã xác lập được luận cứ khoa học, thực tiễn, dự kiến sản phẩm là các dự thảo sơ bộ về văn bản quy pháp pháp luật, Chương trình, kế hoạch hành động,…Tuy nhiên, mức độ đóng góp, phục vụ trực tiếp vào công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khó có thể xác định rõ ràng do các sản phẩm này chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các sản phẩm mới chỉ là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc các phương pháp luận, đề xuất, kiến nghị,… Để đưa các kiến nghị vào thực tiễn cần bước lồng ghép vào các cơ chế, chính sách, văn bản luật và cần có độ trễ về thời gian. Đánh giá về chỉ tiêu này, dự kiến chương trình đạt chỉ tiêu đề ra (80% các kiến nghị giải pháp và công cụ quản lý đề xuất được áp dụng phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường).

Góp phần xây dựng QĐKT, QCVN, TCVN: Việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho xây dựng quy định kỹ thuật là nội dung quan trọng phục vụ xây dựng, hoàn thiện công cụ quản lý của Bộ. Đặc biệt đối với lĩnh vực môi trường công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn có một tầm quan trọng đặc biệt. Quy chuẩn có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý môi trường, đó là công cụ phục vụ quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích cho môi trường và lợi ích của cộng đồng; đồng thời, đó cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh và kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt do con người gây ra.

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.