Quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững, vì vậy rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức và cơ quan truyền thông đại chúng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế – xã hội, tuy nhiên còn bộc lộ phát triển chưa bền vững, còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất và tiêu dùng còn sử dụng nhiều tài nguyên, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải rắn, lỏng, khí gây ô nhiễm môi trường, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường, sinh thái tại nhiều nơi bị suy thoái đến mức báo động, vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững gắn với xóa đói, giảm nghèo, Thiên tai bão lũ, sạt lở đất ngập úng, triền cường đang là mối đe dọa của nhiều địa phương. Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu, trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân. Từ trước đến nay báo chí, phát thanh truyền hình luôn đồng hành trong công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới của đất nước. Trong công tác bảo vệ môi trường, báo chí là kênh truyền thông tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức, cơ chế chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường đến với từng người dân, các tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội. Đồng thời, báo chí góp phần tuyên truyền, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường. Thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng được nhân dân ủng hộ, tạo ngọn cờ tập hợp ý chí, tiếng nói, mong muốn của nhân dân. Đồng hành với truyền thông đại chúng là hoạt đọng tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh của các Tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức Phi chính phủ Việt Nam đã tự nguyện cùng nhau tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền vận động cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, tạo nhiều phong trào chiến dịch sâu rộng trong quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, giám sát chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường, tham vấn phản biện nhiều ý kiến xác đáng, đề xuất bổ ích, phù hợp nhằm xây dựng thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường được chặt chẽ và có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Trong những năm qua, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường đã tiến hành thực hiện việc thu nhận, kiểm tra, lập danh mục chi tiết các sản phẩm dự án, nhiệm vụ, đề tài liên quan đến công tác đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường. Các sản phẩm được thu nhận, kiểm tra, lập danh mục một cách chi tiết và có hệ thống lưu trữ, quản lý theo quy định theo thời gian thực hiện nhằm mục đích thuận tiện cho việc bảo quản, tra cứu, cung cấp, khai thác sử dụng một cách chính thống nhất. Trung tâm thông tin và Dữ liệu môi trường luôn xác định đây là những tư liệu, dữ liệu có giá trị lớn phục vụ công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường nói riêng, góp phần vào việc chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường. Kết quả đã thu nhận như sau:
Bảng 1. Thống kê số lượng sản phẩm thu nhận có liên quan đến đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường
TT | Loại sản phẩm | Tổng số |
1 | Báo cáo tổng hợp số | 94 |
2 | Báo cáo tổng hợp giấy | 94 |
3 | Báo cáo chuyên đề | 934 |
4 | Các báo cáo khác | 187 |
5 | CD, VCD | 53 |
Bảng 2. Thống kê sản phẩm nhiệm vụ, dự án, đề tài đã thu nhận tại các Đơn vị
TT | Tên đơn vị | Tổng số |
1 | Cục Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH) |
3 |
2 | Vụ Quản lý chất lượng môi trường | 5 |
3 | Tạp chí Môi trường | 2 |
4 | Thanh tra Tổng cục môi trường | 1 |
5 | Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường | 39 |
6 | Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường | 1 |
7 | Trường cao đẳng Tài nguyên và môi trường miền Trung | 1 |
8 | Văn phòng Tổng cục Môi trường | 5 |
9 | Vụ Chính sách Pháp chế | 1 |
10 | Vụ Tổ chức cán bộ | 1 |
Tổng cộng |
59 |
Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đã bám sát mục tiêu, kế hoạch, nội dung nhiệm vụ đề ra, đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức triển khai các hoạt động của Hội thảo, tập huấn đảm bảo chất lượng tốt về nội dung, kịp tiến độ, đầy đủ sản phẩm, thanh quyết toán kịp thời đúng quy định nhà nước hiện hành. Tại các tài liệu Hội thảo đã trao đổi thảo luận nhiều vấn đề quan trọng cấp bách liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giảm thiểu chất thải nhựa và phát triển bền vững, tất cả các nội dung đều thiết thực, bổ ích, phong phú, hấp dẫn, tạo điều kiện cho đại biểu tham gia thảo luận, trao đổi kinh nghiệm đề xuất được nhiều giải pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các nội dung của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giảm chất thải nhựa, chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai. Ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ Môi trường trong những năm qua đã chú trọng đến công tác này bằng việc thực hiện những nhiệm vụ, dự án, đề tài khoa học liên quan đến đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ Môi trường được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ TN&MT thực hiện. Trung tâm Thông tin và Dữ liệu Môi trường đã thực hiện chức năng thu nhận, bảo quản những tài liệu chính thống này nhằm phục vụ cung cấp và khai thác phục vụ quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nói riêng. Các sản phẩm của nhiệm vụ đã góp phần cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về các sự cố môi trường, thông tin môi trường, làm cơ sở thực tiễn phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường theo như Hiến pháp năm 2014 đã quy định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động Bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên hiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại “./.
CEID