CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Kết quả tham gia Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Tác động của Phát triển bền vững do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức

0

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn tham gia một số phiên họp thuộc chủ đề “Làm thế nào để cứu hành tinh”  để truyền tải những thông điệp chính của Việt Nam về vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế đại dương bền vững, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là những nội dung cấp bách, trọng tâm liên quan đến các chính sách, chiến lược của Đảng và nhà nước, các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (cụ thể Mục tiêu số 6 về Nước sạch, Mục tiêu số 7 về Năng lượng sạch, Mục tiêu 11 về Thành phố bền vững, Mục tiêu 13 về Khí hậu, Mục tiêu 14 về Đại dương, Mục tiêu 15 về Quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học).

Sự tham dự của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị trực tuyến về Tác động Phát triển bền vững lần thứ 4 năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã góp phần truyền tải quan điểm, cách tiếp cận và những nỗ lực, sáng kiến của Việt Nam về những vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế đại dương bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đặc biệt trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19. Đại diện Diễn đàn và các đại biểu thể hiện sự đồng tình với quan điểm về việc duy trì mô hình phát triển bền vững, giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, đánh giá cao các sáng kiến, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, bài học kinh nghiệm của Việt Nam về giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong bối cảnh tình hình hiện nay, cũng như hoạt động hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn trong thời gian qua.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã truyền tải thông điệp của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, kêu gọi đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển đối tác công – tư và tăng cường hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới. Trong thời gian tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn dự kiến đẩy mạnh triển khai và tìm cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Theo đó, trên cơ sở Thư mời của ông Borge Brende, Chủ tịch Diễn đàn gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, và đề nghị của Bộ Ngoại giao tại Tờ trình số 3165/TTr-BNG ngày 16/9/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất cử Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia Hội nghị, sau khi xem xét các chủ đề chính của Hội nghị lần này và căn cứ vào những sáng kiến, cam kết của Thủ tướng Chính phủ như tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 tại Hà Nội, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 tại Đa-vốt, Thụy Sĩ…, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn tham gia một số phiên họp thuộc chủ đề “Làm thế nào để cứu hành tinh”  để truyền tải những thông điệp chính của Việt Nam về vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế đại dương bền vững, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là những nội dung cấp bách, trọng tâm liên quan đến các chính sách, chiến lược của Đảng và nhà nước, các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (cụ thể Mục tiêu số 6 về Nước sạch, Mục tiêu số 7 về Năng lượng sạch, Mục tiêu 11 về Thành phố bền vững, Mục tiêu 13 về Khí hậu, Mục tiêu 14 về Đại dương, Mục tiêu 15 về Quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học).

Các phiên họp đã trao đổi, thảo luận cũng như cung cấp thông tin về một số xu hướng, điều chỉnh lớn của thế giới trong những lĩnh vực liên quan như phát triển bao trùm, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, cũng như thông tin về hợp tác với các tập đoàn lớn, nhằm tăng cường nguồn lực cho phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, cụ thể:

Biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính: Phát thải khí nhà kính toàn cầu được cho là sẽ gây ra thiệt hại kinh tế tương đương với việc có một đại dịch Covid-19 cứ 10 năm một lần. Các bên đã thảo luận nhằm xác định cơ hội đối với chiến lược toàn diện để thúc đẩy các hành động khẩn cấp về môi trường trong cộng đồng doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn: Hội nghị đã trao đổi các biện pháp cấp bách nhằm tăng cường khả năng phục hồi vì mục tiêu phát triển bền vững của môi trường thông qua việc đảm bảo mô hình nền kinh tế tuần hoàn và tìm hiểu các giải pháp ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn hiện nay.

Đại dương bền vững: Các bên tập trung thảo luận phương pháp thúc đẩy các giải pháp khả thi vì một đại dương trong lành, khỏe mạnh, là một phần quan trọng trong nỗ lực ứng phó và phục hồi toàn cầu từ đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trực tiếp tham dự Phiên Hội nghị Tiến trình Ô nhiễm nhựa (diễn ra vào ngày 24/9/2020) và có bài phát biểu tại Phiên này.

Mục tiêu của Phiên họp nhằm thảo luận và tìm giải pháp tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn đối với vấn đề quản lý ô nhiễm nhựa trong bối cảnh các vật liệu sử dụng một lần tiếp tục gia tăng, việc tái chế và thu gom chất thải gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Phiên Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Bộ quản lý môi trường các quốc gia như Bộ Môi trường và Khí hậu Canada, Bộ Môi trường, Khoa học và Công nghệ Ghana, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia; đại diện các cơ quan, tổ chức, trường đại học của Hoa Kỳ, Thái Lan, Ả rập Xê-út…; các tổ chức quốc tế (GEF, WTO,….); đại diện các doanh nghiệp đa quốc gia lớn (Coca- Cola, Nestle, HP….) và nhiều chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này.

Các nội dung thảo luận tập trung liên quan đến vấn đề huy động tài trợ cho các giải pháp nhựa bền vững, chính sách và hành động đổi mới mô hình kinh doanh các sản phẩm nhựa, khuyến khích công nghệ xanh, chung tay giải quyết rác thải nhựa trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chia sẻ những nỗ lực, giải pháp và bài học kinh nghiệm của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với các vấn đề về ô nhiễm nhựa, sự phối hợp và tham gia tích cực của Việt Nam với Chương trình Đối tác Hành động Nhựa Toàn cầu (GPAP) và kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế tiếp tục chung tay hơn nữa để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trên toàn cầu. Đồng thời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã thông báo Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương triển khai Chương trình Đối tác Hành động Nhựa tại Việt Nam (NPAP), đây là kết quả triển khai Ý định thư về hợp tác hỗ trợ Việt Nam giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã ký ngày 23/01/2019 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1/2019.

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.