CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Gốc của vấn đề bảo vệ môi trường là làm sao tạo ra thay đổi toàn diện về nhận thức và hành vi của toàn xã hộ

0

Cử tri tỉnh Bạc Liêu đặt vấn đề: Gốc của vấn đề bảo vệ môi trường là làm sao tạo ra thay đổi toàn diện về nhận thức và hành vi của toàn xã hội, cũng như của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững. Đề nghị có giải pháp thay đổi toàn diện về nhận thức và hành vi của toàn xã hội.

Để giải quyết “gốc” của vấn đề bảo vệ môi trường như ý kiến kiến nghị của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Quốc hội dự án Luật Bảo vệ môi trường trong đó hoàn thiện các công cụ kinh tế thuế, phí, quy định đặt cọc hoàn trả, bao bì, sản phẩm, trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất; quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình cá nhân trong việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải phát sinh; quy định về bồi thường thiệt hại về môi trường; hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và truyền thông về môi trường,…qua đó nhằm điều chỉnh, thay đổi các hành vi theo hướng có lợi cho môi trường, giảm phát thải ra môi trường của toàn xã hội.

Bộ đã tập trung xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị – xã hội đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường; tăng cường thời lượng, chất lượng, đổi mới hình thức và nội dung các chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Phát triển các phong trào quần chúng, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.