CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế

0

Chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020  đã nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng các bon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh, nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh thích ứng với BĐKH; đề xuất giải pháp tận dụng cơ hội, chuyển hóa các thách thức từ BĐKH để phát triển kinh tế – xã hội.

Chương trình đã nghiên cứu, xây dựng được bộ tiêu chí của mô hình cộng đồng cacbon thấp, chống chịu cao với BĐKH dựa trên cơ sở đảm bảo sinh kế bền vững, hướng tới sức chống chịu cao và phát thải cabon thấp và xây dựng được mô hình chăn nuôi chuyển hoá chất thải chăn nuôi thành khí sinh học quy mô 5-10m³/mô hình, kết quả đã loại bỏ mùi hiệu quả và nâng tỷ lệ khí CH4 từ 64-65% lên 87-90%; mô hình thử nghiệm hệ thống chuyến hoá tổ hợp chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải sinh hoạt thành khí sinh học quy mô pilot 2 m³; mô hình sử dụng than sinh học, các chế phẩm từ cặn thải, dịch của biogas của đề tài và các biện pháp canh tác để thử nghiệm khả năng cải tạo đất với qui mô 250m²; mô hình hệ thống chuyến hoá chất thải sinh hoạt kết hợp phế phụ phẩm nông nghiệp thành khí sinh học và chất cải tạo đất quy mô 1,2 m³; hệ thống xử lý nước thải giàu chất hữu cơ, chất lượng nguồn nước đầu ra đảm bảo cho mục đích quay vòng tái sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (công suất 300L/ngày đêm); hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý nước mưa thành nước sinh hoạt qui mô hộ gia đình 3 m³, phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương, nước đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế; thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời 220L; mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất, cách sử dụng phân bón và các biện pháp canh tác nông nghiệp diện tích 50m² (BĐKH.02);

Hoàn thành công tác điều tra tuyển chọn cây trội và đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cho 2 loài Mắm biển và Đước đôi; nghiên cứu thành công nhân giống cây ngập mặn bằng trụ mầm và quả, bước đầu đã thử nghiệm nhân giống nhanh (invitro) cây ngập mặn, trên cơ sở đó đã thực hiện xây dựng vườn ươm giống cây ngập mặn cho 2 loài Mắm biển và Đước đôi. Kết quả thử nghiệm ứng dụng CNSH để nhân giống nhanh (invitro) là tiền đề để đánh giá ưu thế của 2 phương  pháp nhân giống hữu tính và nhân giống nhanh (invitro) nhằm lựa chọn phương pháp tối ưu; Bên cạnh đó lựa chọn được vị trí xây dựng mô hình trồng, chăm sóc RNM tại Quảng Nam và Ninh Thuận (BĐKH.19); Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với BĐKH; đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với BĐKH ở 05 vùng miền (Trung du, miền núi phía Bắc; ven biển miền Trung; ĐBSCL, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng) (BĐKH.26);

Xây dựng được luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình thị trường các-bon ở Việt Nam để từ đó đánh giá được thực trạng về chính sách, phương pháp định giá các-bon và công cụ quản lý nhà nước về thị trường các-bon, tập trung vào lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, sử dụng đất thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) để đưa ra được kết quả mô hình thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam; đề xuất bộ công cụ mô phỏng hoạt động thị trường các-bon trong các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất xi măng, thép, năng lượng, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) khi có sự tham gia của ngân hàng và nhà đầu tư (BĐKH.40);

Đồng thời, làm rõ được cơ sở khoa học phát triển bền vững ứng phó với BĐKH phù hợp cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL; đánh giá được thực trạng phát triển và ứng phó với BĐKH ở các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL; vai trò của chính quyền, nhận thức của người dân, … (BĐKH.42).

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.