CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Đánh giá, thảo luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường

0

(TN&MT) – Trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V, dự kiến ngày mai (29/7) Tổng cục Môi trường sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề công tác quản lý nhà nước. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Điểm cầu Trung ương tại Khách sạn Eastin Hotel & Residences Hanoi, số 21 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội và điểm cầu địa phương tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội thảo sẽ báo cáo, thảo luận 4 nội dung: Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hướng tới Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái; Công tác đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động đầu tư phát triển; Quản lý chất lượng các thành phần môi trường, nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm; Tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

20160610081546-vh.jpg
Quản lý chất lượng các thành phần môi trường, nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm

Về vấn đề quản lý chất thải rắn đang được dư luận quan tâm, nhiều ý kiến cho rằng, ở nước ta hiện nay chất thải rắn chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, chưa tiết kiệm quỹ đất, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường, đã và đang là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý chất thải rắn chưa đạt yêu cầu…

Đối với vấn đề này Tổng cục Môi trường sẽ có báo cáo về thực trạng phát sinh phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2016-2021; Kết quả công tác quản lý CTRSH và thực hiện các quy hoạch về quản lý CTRSH; Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật; đánh giá nguồn lực cho quản lý CTRSH và đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

Đồng thời, tại hội thảo này Tổng cục Môi trường sẽ đưa ra đánh giá về việc quản lý chất lượng các thành phần môi trường. Việc quy định xem xét “yếu tố nhạy cảm về môi trường” lần đầu tiên được Luật hóa khi phân loại dự án đầu tư nhằm ngăn chặn ngay từ khâu hình thành nguồn ô nhiễm. Bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường được xác định là nền tảng và mục tiêu hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Nguồn https://baotainguyenmoitruong.vn/

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.