CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Định

0

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải khu vực đô thị đạt tỷ lệ khá cao tại một số địa phương như thành phố Quy Nhơn 95%, thị trấn Bồng Sơn 90%, tuy nhiên tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ thu gom, xử lý còn thấp, mới đạt khoảng 30-40%.

Công tác quản lý chất thải rắn

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải khu vực đô thị đạt tỷ lệ khá cao tại một số địa phương như thành phố Quy Nhơn 95%, thị trấn Bồng Sơn 90%, tuy nhiên tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ thu gom, xử lý còn thấp, mới đạt khoảng 30-40%, do đó tỷ lệ CTRSH được thu gom xử lý trên địa bàn toàn tỉnh ước tính chỉ đạt 59%, phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp tại các bãi rác.toàn tỉnh có 5/12 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh đã đưa vào vận hành; 7/12 bãi chôn lấp đang hoạt động tạm thời, đa phần đều chưa được xây dựng và vận hành đạt yêu cầu vệ sinh môi trường và 3 đơn vị thu gom, phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt làm phân compost nhưng hoạt động cầm chừng, không hiệu quả (01 nhà máy ở huyện Hoài Nhơn công suất 10 tấn/ngày; 02 nhà máy tại tp Quy Nhơn với tổng công suất 6 tấn/ngày).

Công tác quản lý chất thải nguy hại

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, năm 2018, Sở đã xem xét, cấp 11 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Khối lượng CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 1.018 tấn/năm. Trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là Doanh nghiệp tư nhân Hậu Sanh và Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quy Nhơn. Đối với chất thải y tế nguy hại, lượng phát sinh trong năm 2018 khoảng 212,9 tấn/năm; có 13 lò đốt rác nguy hại và 01 lò vi sóng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được đầu tư và đi vào sử dụng.

Công tác quản lý, xử lý nước thải đô thị

Hiện trên địa bàn tỉnh mới chỉ có thành phố Quy Nhơn có 02 Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đang hoạt động với tổng công suất 16.350 m3/ngày đêm: Nhà máy XLNTSH phường Nhơn Bình, công suất thiết kế 14.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải 2A tại phường Trần Quang Diệu, công suất thiết kế 2.350 m3/ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý ước tính đạt 45% tổng lượng phát sinh.

Công tác kiểm soát các nguồn thải lớn: trên địa bàn hiện có khoảng 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh có lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, chưa có cơ sở nào lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục.

Theo Monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.