CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Cần sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường

0

Hiện nay, chưa có quy định về sự tham gia của cộng đồng trong việc ứng phó sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường. Trong khi đó, vai trò của cộng đồng dân cư trong hoạt động này là rất quan trọng.

Thực tiễn cho thấy, vai trò của cộng đồng dân cư trong hoạt động ứng phó sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường là rất quan trọng, cộng đồng dân cư tham gia với vai trò là người bị huy động lực lượng, trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường, vừa là lực lượng trực tiếp ứng phó sự cố môi trường, vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường; đồng thời cũng là người giám sát quá trình ứng phó sự cố, cải tạo và phục hồi môi trường.

Sự tham gia của cộng đồng được quy định rõ ràng, đầy đủ với vai trò vừa là người tham gia, vừa là người giám sát quá trình ứng phó sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường sau sau sự cố.

Các tác động tích cực về kinh tế, xã hội nổi bật như:

Tác động về kinh tế: Nếu người dân được tham gia và được giám sát quá ứng phó sự cố môi trường, thì người lãnh đạo, người chỉ huy sẽ thận trọng trong việc huy động nguồn lực ứng phó sự cố môi trường, tránh sự lạm quyền trong hoạt động này, từ đó giảm bớt được các chi phí phát sinh hoặc thiệt hại ngoài mong muốn trong quá trình ứng phó sự cố môi trường.

Nếu người dân được tham gia và được giám sát quá trình cải tạo, phục hồi môi trường thì việc cải tạo, phục hồi môi trường do đơn vị trúng thầu sẽ được thực hiện một cách minh bạch, hạn chế được các tiêu cực, gian lận, lãng phí trong sử dụng ngân sách hoặc tiền bồi thường của cơ sở gây sự cố để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

Tác động về xã hội: Sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường có ý nghĩa lớn đối với Quy chế, điều này tạo ra những tác động tích cực đối với xã hội trong nâng cao nhận thức và vai trò của người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố môi trường: Trước tiên họ biết được họ đang có khả năng phải gánh chịu những rủi ro nào về môi trường, sức khỏe, tính mạng. Họ biết được cách phòng tránh, ứng phó, cải tạo và khắc phục. Họ biết để giám sát cơ sở có rủi ro gây sự cố môi trường cao. Họ biết để tham gia quá trinh diễn tập ứng phó sự cố môi trường có hiệu quả hơn. Họ biết để giám sát người có quyền huy động nguồn lực ứng phó sự cố môi trường, tránh trường hợp lạm quyền gây thiệt hại về tài sản không đáng có cho họ, gây lãng phí …. Họ biết để giám sát quá trình khắc phục sự cố môi trường được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, không có sự gian lận, lãng phí, đảm bảo môi trường được cải tạo, phục hồi để người dân có thể tiếp tục sinh sống, lao động trong môi trường an toàn.

Đồng thời, quy định việc đối thoại với người dân về các vấn đề môi trường có thể phát sinh, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của người dân trong bảo vệ môi trường, ứng phó với sự cố môi trường là quy định quan trọng nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Cuối cùng là nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường sau sự cố.

CTTĐT

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.