CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Báo cáo Quý IV/2019 về tình hình và kết quả thực hiện Nghị định số 17/NĐ-CP của Chính phủ thuộc lĩnh vực môi trường

0

Ngày 13 tháng 12 năm 2019, Tổng cục Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường) về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ thuộc lĩnh vực môi trường, với những nội dung như sau:

1) Tình hình triển khai, kết quả đạt được tính đến hết Quý IV năm 2019.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Đang triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở dữ liệu lĩnh vực môi trường;

+ Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan và các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn 2019 – 2020;

+ Đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường (theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ);

+ Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải (theo Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

– Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ triển khai xây dựng Trung tâm tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và điều hành mạng lưới Quan trắc môi trường quốc gia.

2) Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quý I năm 2020

– Thường xuyên cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Triển khai tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường sau khi được ban hành tại Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan và các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn 2020.

– Tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu lĩnh vực môi trường.

– Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành về môi trường.

– Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.

– Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải.

– Phối hợp với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đẩy mạnh triển khai xây dựng Trung tâm tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và điều hành mạng lưới Quan trắc môi trường quốc gia, trong giai đoạn 2019 – 2020.

3) Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

– Công tác quản lý môi trường vẫn còn những hạn chế do việc bố trí nguồn lực cho công tác xây dựng văn bản chưa thật hợp lý, nguồn lực còn bị phân tán, chưa bảo đảm tính ưu tiên, tập trung, thống nhất; việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ mới gặp một số khó khăn khi xử lý công việc trong giai đoạn chuyển tiếp,…

4) Các kiến nghị, đề xuất các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho độ ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp; triển khai có hiệu quả Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

– Rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về môi trường theo hướng ổn định; kế thừa những quy định đã đi vào cuộc sống; nghiên cứu, lược bỏ những quy định không phù hợp, xa rời thực tế, hạn chế quy định mang tính thủ tục hành chính không cần thiết, giảm phiền hà cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý bảo vệ môi trường chặt chẽ, hiệu quả.

– Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật BVMT, hình thành đồng bộ các cơ chế, công cụ, biện pháp, quy chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường, bảo đảm tiếp cận với trình độ quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới, tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan, dự báo sát và theo kịp với diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của thực tiễn.

– Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu về khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý môi trường; trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác BVMT; nghiên cứu, kiến nghị cơ chế cử cán bộ đại diện ngoại giao về môi trường tại các nước.

CEID

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.