Trong những năm gần đây Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó đồng thời sẽ tạo nên những thách thức về môi trường, gây những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thị. Chính vì vậy, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn gắn bó, không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam. Chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng hiện nay đang là một trong những vấn đề nổi cộm ở các đô thị của Việt Nam. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, để quản lý tốt việc gia tăng chất thải rắn sinh hoạt đó, trong những năm qua đã có nhiều biện pháp tích cực đáp ứng với một khung pháp lý tốt, kế hoạch đầu tư phát triển năng động với sự hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ nhằm mục tiêu cải thiện môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Nước và không khí là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là yếu tố để tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Nhưng sự tác động của con người tới môi trường nước, không khí ngày càng tăng lên cả về quy mô cũng như cường độ, đã tác động mạnh mẽ và làm suy thoái môi trường. Trong những thập kỷ gần đây, việc tăng trưởng kinh tế đòi hỏi nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Nước từ các hoạt động sản xuất được xả thải vào môi trường xung quanh gây ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và khu công nghiệp. Cùng với nước thải công nghiệp, khí thải từ các khu vực này có chiều hướng tăng theo sự phát triển kinh tế. Cho tới nay, các số liệu thống kê chưa phản ánh một cách đầy đủ và tin cậy đối với các nguồn nước và khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Để có thể kiểm soát và đưa ra thông tin mang tính chính xác về chất thải rắn, khí thải và nước thải, xây dựng hệ thống quan trắc theo quy trình, quy phạm là nhiệm vụ cấp thiết, công cụ đắc lực giúp việc thực hiện chương trình quan trắc thống nhất và hiệu quả. Nguồn thông tin, dữ liệu từ quá trình này là cơ sở dự báo trạng thái, diễn biến môi trường, là điểm tựa để có thể so sánh mức độ ô nhiễm môi trường, giúp các nhà quản lý, bảo vệ môi trường đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.
Thông tin dữ liệu môi trường rất cần thiết cho các cấp quản lý, cho các ngành. Chính vì vậy, việc tra cứu, tìm kiếm, theo dõi và thống kê, không thể thiếu nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, quản lý và khai thác nguồn dữ liệu môi trường mà hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu môi trường cũng đóng vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng. Riêng đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, trước sự phát triển nhanh về kinh tế, đặc biệt là thông tin dữ liệu Môi trường trợ giúp các yêu cầu giải quyết các mối quan hệ về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ngày càng cao, thông tin phải nhanh, chính xác. Yêu cầu được biết, được khai thác thông tin về môi trường là thực tế, không chỉ phục vụ quản lý Nhà nước về Môi trường, mà còn thể hiện tính dân chủ mà còn là nhu cầu về đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làng nghề, cũng như cộng đồng. Trong 10 năm qua Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường đã thực hiện thu nhận, lập danh mục chi tiết với tổng số 2527 sản phẩm nhiệm vụ, dự án, đề tài trong đó có 80 sản phẩm nhiệm vụ, dự án liên quan đến chất thải rắn, khí thải, nước thải, trong đó, đã thu nhận được 48 sản phẩm nhiệm vụ dự án về chất thải rắn/8 sản phẩm nhiệm vụ, dự án về khí thải/24 sản phẩm nhiệm vụ dự án về nước thải, Dưới đây là các bảng thống kê chi tiết số lượng sản phẩm thu nhận liên quan đến sản phẩm nhiệm vụ dự án chất thải rắn, khí thải, nước thải.
Bảng thống kê số lượng sản phẩm thu nhận liên quan đến Chất thải rắn
Bảng thống kê số lượng sản phẩm thu nhận liên quan đến Khí thải
Bảng thống kê số lượng sản phẩm thu nhận liên quan đến Nước thải
Cơ sở để thu nhận dữ liệu môi trường theo Quyết định về việc phê duyệt nội dung và dự toán (thuyết minh đề cương, luận chứng kinh tế kỹ thuật) của đề tài, dự án, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực môi trường: kiểm tra tính Pháp lý của dữ liệu môi trường giao nộp; Thống kê danh mục dữ liệu môi trường giao nộp; Số lượng và loại hình của từng loại sản phẩm dữ liệu thu nhận như: Báo cáo tổng hợp giấy, số; Các báo cáo chuyên đề giấy và số; Đĩa CD, VCD; Bản đồ; Cơ sở dữ liệu; Phần mềm, …
Bảng thống kê số lượng sản phẩm nhiệm vụ, dự án đã thu nhận tại các đơn vị
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác thu nhận, lưu trữ, quản lý và khai thác nguồn dữ liệu môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường gắn với phát triển bền vững. Thông tin dữ liệu môi trường phong phú về nội dung chuyên môn, việc thu nhận, lưu trữ, quản lý tập trung, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu môi trường sau khi hoàn thành rất quan trọng, phát huy được khả năng khai thác nguồn kiến thức chuyên ngành quý giá về môi trường. Thông tin về dữ liệu môi trường luôn là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đưa ra định hướng, giải pháp bảo vệ môi trường. Đây cũng là đối tượng chính mà hệ thống thông tin dữ liệu môi trường phải phục vụ quản lý tốt, đồng bộ và công khai cho cơ quan nhà nước, có trách nhiệm đáp ứng trong ngành môi trường nói riêng và cũng như các nhà đầu tư có quan tâm, sự phát triển của xã hội nói chung, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay./.
CEID