CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Số hóa thay đổi cách chúng ta cảm nhận và hiểu nội dung trực tuyến

0

Ngành truyền thông và báo chí đã thay đổi 180 độ do sự xuất hiện của chuyển đổi số (CĐS). Số hóa đã thay đổi cách chúng ta cảm nhận và hiểu nội dung trực tuyến.

Ngành truyền thông có các lĩnh vực khác nhau, bao gồm đài phát thanh, truyền hình và báo chí… Mỗi lĩnh vực đã có những phản ứng khác nhau với sự xuất hiện của số hóa. Một số lĩnh vực tích cực tham gia số hóa, trong khi các lĩnh vực khác lại bị ảnh hưởng rất ít.

Bài viết dưới đây bàn về những xu hướng đang diễn ra trong ngành truyền thông cũng như điều này đã giúp ích như thế nào cho sự phát triển và chuyển đổi của Ngành.

anh-man-hinh-2023-12-12-luc-10.58.05.png

Các thống kê về CĐS trong ngành truyền thông

Các phương tiện truyền thông đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua. Theo hãng nghiên cứu thị trường của Đức Statista, giá trị của thị trường truyền thông và giải trí đã tăng trưởng và sẽ đạt khoảng 2,93 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2026.

Vẫn theo Statista, mức doanh thu trên thị trường truyền thông số dự kiến ​​​​sẽ đạt 627,60 tỷ USD vào năm 2023. Doanh thu của ứng dụng truyền phát video dự kiến ​​sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023 – 2027) là 9,48%, giá trị thị trường dự kiến ​​đạt 137 tỷ USD vào năm 2027.

Theo Tim Paulson, Tổng giám đốc thương hiệu khoa học tại Kalmbach Media: “Những lợi thế của việc CĐS trong truyền thông, bao gồm: Ngành công nghiệp này đã trở nên rất cạnh tranh, các đơn vị truyền thông thu hút người dùng bằng cách cung cấp cho họ trải nghiệm nghe nhìn tuyệt vời, và việc tích hợp số hóa đã giúp nâng cao trải nghiệm người dùng”.

Ngày nay, người dùng có thể xem nội dung tùy theo tình trạng sẵn có trên nền tảng trực tuyến, được thiết kế bởi chuyên gia về truyền thông và công ty phát triển phần mềm giải trí. Việc sử dụng công nghệ 3D và đồ họa giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng và sẽ giúp các đơn vị hoạt động trong ngành có được lợi thế cạnh tranh.

Trong khi đó, để làm cho một thương hiệu nào đó trở nên phổ biến hơn trong ngành truyền thông, thông thường chúng ta cần có sự hợp tác của nhiều thương hiệu khác nhau, và sự xuất hiện của số hóa có thể giúp những sự hợp tác này trở nên dễ dàng hơn.

Thêm một lợi ích khác trong việc CĐS của ngành truyền thông là các nền tảng tự phục vụ và công nghệ số đã giúp các đơn vị truyền thông dễ dàng hơn trong việc loại bỏ các quy trình thủ công và tự động khởi chạy các chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên nền tảng của họ. Nó cũng giúp cho các cơ quan truyền thông tăng doanh thu.

Dữ liệu và phân tích theo thời gian thực

Dữ liệu có thể là tài sản lớn nhất của một đơn vị truyền thông, có thể giúp họ đạt mức tăng trưởng chưa từng có. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới nổi khác giúp chúng ta truy cập dữ liệu theo thời gian thực liên quan đến người dùng, và sở thích của họ. Dữ liệu này có thể được sử dụng để làm cho nội dung hướng tới việc lấy người dùng làm trung tâm và theo xu hướng hơn. Ngoài ra, dữ liệu cũng có thể được sử dụng để mang lại sự đổi mới trong Ngành.

“Muốn làm cho nội dung được khán giả yêu thích hơn, chúng ta cần quảng cáo nội dung đó trên nhiều nền tảng. Sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến đã khiến mọi việc trở nên dễ và đơn giản hơn. Chúng ta cũng có thể thêm tùy chỉnh vào quảng cáo để làm cho chúng có tác động mạnh và phổ biến rộng hơn”, Scott Berinato, biên tập viên tại Harvard Business Review cho biết.

Thực tế, sau khi xuất hiện số hóa, cơ sở dữ liệu khách hàng của các đơn vị truyền thông đã phát triển với tốc độ nhanh. Các tổ chức này có thể phát hành video và web trên nền tảng toàn cầu nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể xem mà không gặp phải bất kỳ hạn chế về địa lý nào. Với lượng độc giả tăng lên, các đơn vị truyền thông có thể nhận được doanh thu cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao hơn.

Công nghệ giúp CĐS trong ngành truyền thông

Vẫn theo Statista, một số công nghệ sẽ chịu trách nhiệm chính trong kế hoạch CĐS của ngành truyền thông, bao gồm:

AI là công nghệ mang tính cách mạng, giúp CĐS trong ngành truyền thông.

Một trong những ứng dụng mang tính đột phá là lồng tiếng AI – giải pháp tiên tiến đã cách mạng hóa cách bản địa hóa video và phim cho khán giả toàn cầu.

Thông qua các ứng dụng AI, các đơn vị truyền thông có thể nâng cao khả năng giao tiếp trong kinh doanh và làm cho hoạt động này hiệu quả hơn bằng cách sử dụng chatbot. Ngoài ra, AI còn có thể giúp chúng ta phân tích khách hàng, tùy chọn và tùy chỉnh nội dung theo các tùy chọn đó.

Chuỗi khối (blockchain)

Việc sử dụng công nghệ blockchain phi tập trung đã làm thay đổi hoạt động của các đơn vị truyền thông. Công nghệ này giúp các đơn vị truyền thông theo dõi IP trên nhiều kênh, giúp mọi người dùng có thể tiếp cận nội dung giải trí đơn giản và dễ dàng hơn, giúp các nghệ sĩ âm nhạc có thể có mối quan hệ cởi mở và trực tiếp hơn với khán giả.

Thực tế tăng cường (AR) và ảo (VR). Thông qua việc sử dụng AR/VR, độ rõ của hình ảnh có thể được cải thiện đáng kể. Điều này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm xem của khán giả và khiến họ yêu thích nền tảng nào đó trong thời gian dài hơn. Ngày nay phim có sẵn ở chế độ 3D khiến người xem cảm thấy được kết nối với cốt truyện hơn.

Học máy (ML)

Thuật toán ML được sử dụng để hiểu các giả định và sở thích nội dung của khách hàng. Thuật toán có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng thay đổi trong ngành giải trí. Nó hữu ích cho các đơn vị hoạt động trong ngành giải trí để cải thiện dịch vụ và sản phẩm của họ theo sở thích của người dùng.

IoT (Internet vạn vật)

Đây là công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và giúp các đơn vị truyền thông trang bị những dữ liệu và phân tích có giá trị. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người dùng, đồng thời giúp thực hiện cá nhân hóa và thêm sự đổi mới cho nội dung.

Xu hướng phát triển của ngành truyền thông năm 2024

Ngành truyền thông đã thay đổi mạnh mẽ trong vài năm qua. Lý do chính của những thay đổi này là: số hóa. Theo RisingMax – một công ty phát triển ứng dụng di động nổi tiếng có trụ sở chính tại Mỹ, sự xuất hiện của số hóa sẽ tạo ra một số xu hướng CĐS đáng kinh ngạc vào năm 2024, bao gồm:

Truyền phát video D2C (phân phối trực tiếp)

Đây đang là xu hướng rất phổ biến trong ngành truyền thông. Ngày trước, người xem không có lựa chọn nào khác và phải xem bất cứ thứ gì có trên tivi. Nhưng với sự xuất hiện của “nền tảng truyền phát video phi tập trung dựa trên blockchain”, khán giả có quyền lựa chọn về nội dung họ muốn xem. Họ có thể xem bất cứ thứ gì họ muốn. Điều này giúp cho nhà sản xuất video làm cho nội dung của họ được cá nhân hóa hơn.

Mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo

Trong thế giới ngày nay, quảng cáo là cách tốt nhất để doanh nghiệp (DN) kiếm được doanh thu tốt. Các đơn vị truyền thông đang sử dụng mô hình này để tạo ra doanh thu cao hơn. Họ mời các thương hiệu hiển thị quảng cáo để đổi lấy một số khoản phí nhất định. Những quảng cáo này có thời lượng cố định và không thể bỏ qua trước khi hết thời lượng. Người xem có thể chọn gói đăng ký trong trường hợp họ muốn xem nội dung không có quảng cáo.

Nền tảng xem và kiếm tiền

Điều này mang đến cơ hội kiếm tiền sáng tạo, nơi khán giả có thể kiếm tiền khi xem video trực tuyến. Người dùng có thể xem video theo sở thích của họ và đổi lại kiếm được phần thưởng bằng tiền điện tử. Nền tảng này cũng cho phép người tạo nội dung chia sẻ nội dung mà không cần bất kỳ sự tham gia trung gian nào. Đây là một cách tuyệt vời để truy cập nội dung không giới hạn. Ngoài ra, người sáng tạo nội dung cũng có thể liệt kê các sáng tạo của họ dưới dạng NFT và kiếm được một khoản lợi nhuận.

Nội dung đa kênh

Việc xuất hiện của nội dung đa kênh đã mang lại sự chuyển đổi to lớn trong ngành truyền thông. Điều này giúp đơn vị sản xuất nội dung nâng cao mức độ tương tác với khách hàng. Nhà sáng tạo nội dung có thể đăng một đoạn clip ngắn trên các nền tảng mạng xã hội vì điều này sẽ làm tăng sự quan tâm của khách hàng đối với nội dung. Cho phép người sáng tạo nhận được phản hồi của thị trường và có thể thực hiện các thay đổi về nội dung.

Sự trỗi dậy của các kênh số

Với sự gia tăng của số hóa, cơn sốt các kênh kỹ thuật số đã tăng lên rất nhiều. Một số lượng lớn phim và web series đang được phát hành trên các kênh này. Họ đang có một lượng khán giả khổng lồ.

Dịch vụ truyền phát nhạc.

Ngành công nghiệp âm nhạc đã nhận được mức độ phổ biến cao hơn đối với những người yêu nhạc. nền tảng phát nhạc trực tuyến dựa trên blockchain giúp khán giả có được những dịch vụ phát nhạc trực tuyến tốt nhất.

Ngày nay, các nền tảng nghe và kiếm tiền đang thịnh hành. Trên các nền tảng này, những người yêu thích âm nhạc có thể kiếm được phần thưởng bằng tiền điện tử bằng cách nghe các bài hát yêu thích của họ. Ngoài ra, các ca sĩ cũng có thể liệt kê các bài hát của họ dưới dạng NFT và thực hiện giao dịch trên các nền tảng truyền phát.

Theo ictvietnam

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.