CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường vào mạng lưới quan trắc KTTV

0

(TN&MT) – Sáng 8/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chủ trì cuộc họp và nghe báo cáo về phương án lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường vào mạng lưới quan trắc KTTV.

Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp

Báo cáo hiện trạng lồng ghép, tích hợp mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường với mạng lưới KTTV quốc gia, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết, số trạm quan trắc môi trường không khí theo quy hoạch 90 được lồng ghép vào trạm khí tượng, thủy văn là 26/32 trạm; trong đó có 10 trạm môi trường không khí tự động (01 tại Trạm Thủy văn Hà Nội).

Số trạm quan trắc môi trường nước sông theo quy hoạch 90 lồng ghép vào trạm thủy văn có 51/79 trạm; Số trạm quan trắc môi trường nước hồ theo quy hoạch 90 lồng ghép vào trạm thủy văn là 05/7 trạm (Hòa Bình, Tà Hộc, Vạn Yên, Thác Bà, Trị An); Số trạm quan trắc môi trường nước biển theo quy hoạch 90 lồng ghép vào trạm hải văn là 6/17 trạm (Bãi Cháy, Hòn Dấu, Sầm Sơn, Sơn Trà, Quy Nhơn, Vũng Tàu)…

Việc khai thác, sử dụng số liệu dùng chung khi tích hợp, lồng ghép các mạng lưới quan trắc sẽ bảo đảm tính xuyên suốt, thống nhất của cơ sở dữ liệu, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước chung của ngành tài nguyên và môi trường. Đồng thời, bổ sung nguồn số liệu phục vụ cho công tác dự báo, giám sát và quản lý chất lượng môi trường không khí, nước

“Tích hợp, lồng ghép các loại trạm quan trắc là một trong những điều kiện quan trọng để có cơ sở đánh giá chính xác về diễn biến các yếu tố tài nguyên và môi trường, giúp cho công tác quản lý, đầu tư và vận hành, khai thác hiệu quả, tránh chồng chéo, giảm kinh phí”, ông Thái đánh giá.

GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV báo cáo phương án lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường vào mạng lưới quan trắc KTTV

Trên cơ sở mạng lưới trạm quan trắc KTTV được phân bố hợp lý theo các vùng trên cả nước, hoạt động ổn định, lâu dài; căn cứ vào tính chất tương đồng của một số yếu tố quan trắc trong mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường, Tổng cục KTTV đề xuất phương án lồng ghép, tích hợp mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường và mạng lưới quan trắc KTTV phục vụ cho công tác quy hoạch các mạng lưới quan trắc của Bộ TN&MT.

Theo đó, mạng lưới quan trắc môi trường không khí, môi trường nước (sông, hồ, biển) và lắng đọng axit được lồng ghép tại các trạm khí tượng, thủy văn, khí tượng hải văn. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt được lồng ghép tại các trạm thủy văn nhằm kiểm soát số lượng nước và chất lượng nước trên các lưu vực sông;

Mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường biển và các trạm Ra đa biển được lồng ghép với mạng lưới khí tượng hải văn. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (trạm CORS) được lồng ghép tại các trạm khí tượng, thủy văn để cùng chia sẻ tọa độ cho các trạm KTTV. Mạng lưới quan trắc môi trường phóng xạ; mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia được lồng ghép tại các trạm khí tượng, hải văn để tận dụng cơ sở vật chất có sẵn.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức phát biểu tại cuộc họp

Khẳng định việc lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường vào mạng lưới quan trắc KTTV đã được nhất quán lồng ghép tối đa cơ sở vật chất các trạm, mạng lưới đã có, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết, trong các mạng lưới, ngành KTTV có đầy đủ cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay trong Bộ TN&MT. Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với Tổng cục KTTV lựa chọn những trạm quan trắc phù hợp phục vụ cho mục tiêu chung để lồng ghép, tích hợp.

Trên cơ sở phương án lồng ghép, tích hợp của Tổng cục KTTV và ý kiến góp ý từ đại diện lãnh đạo các đơn vị, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổng cục KTTV đẩy mạnh việc lồng ghép, tích hợp trong mạng lưới trạm quan trắc KTTV.

Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục KTTV nắm bắt nhu cầu, tiêu chí cơ bản nhất của các trạm quan trắc môi trường, tài nguyên nước. Tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết, làm quy hoạch về quan trắc KTTV; trong đó có nội dung làm việc với các lĩnh vực đưa vào lồng ghép cũng như các lĩnh vực chịu trách nhiệm đưa vào quy hoạch.

Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV) với 5.699 trạm/điểm quan trắc, gồm: 454 trạm khí tượng bề mặt; 79 trạm khí tượng nông nghiệp;18 trạm bức xạ; 35 trạm giám sát BĐKH; 02 trạm quan trắc khí tượng toàn cầu; 354 trạm thủy văn; 4.304 trạm/điểm đo mưa; 77 trạm hải văn; 76 trạm cao không, trong đó gồm: 21 trạm ra đa thời tiết, 11 trạm thám không vô tuyến, 08 trạm đo gió trên cao (Pilot), 04 trạm Ô dôn-bức xạ cực tím,18 trạm định vị sét, 14 trạm đo gió cắt lớp; 137 trạm/điểm đo môi trường không khí và nước; 163 điểm đo mặn.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.