CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Giải đáp kiến nghị trong việc thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

0

Ngày 13 tháng 5 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT (sau đây gọi là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP); Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).
Trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua liên quan đến việc triển khai hai văn bản nêu trên, Tổng cục Môi trường giải đáp các nội dung có liên quan của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT như sau:

A. NHÓM Ý KIẾN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM), KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (KBM)

I. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; xác nhận đăng ký KBM

1. Về thời điểm trình và nội dung báo cáo ĐTM

Câu hỏi 1:

Điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) quy định đối với dự án đầu tư xây dựng, chủ dự án trình báo cáo ĐTM trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước). Quy định này gặp khó khăn trong triển khai thực hiện do thời điểm này báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư chưa có và chưa được thẩm định và cũng không có cơ sở để xác định thời điểm chủ dự án trình báo cáo ĐTM là đã thực hiện các công việc nêu trên hay chưa?

Đồng thời, tại điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) cũng quy định đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b, c Khoản này, chủ dự án trình báo cáo ĐTM trước khi quyết định đầu tư dự án. Vậy ai là người quyết định đầu tư dự án (cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp)?

Trả lời:

Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng quy định tất cả các dự án đầu tư xây dựng đều phải lập, trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật, trong đó có phần thuyết minh và phần thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công). Thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có công trình bảo vệ môi trường) đều được cơ quan nhà nước về xây dựng thẩm định, trong khi đó nếu nội dung báo cáo ĐTM không quy định thiết kế cơ sở của công trình bảo vệ môi trường (BVMT) là chưa phù hợp. Do vậy, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thời điểm trình báo cáo ĐTM và quy định nội dung báo cáo ĐTM phải có phần thuyết minh về thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình BVMT để đảm bảo đồng bộ giữa pháp luật về BVMT với pháp luật khác có liên quan trong tiến trình lập, thực hiện một dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP không quy định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình BVMT trong hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM phải là thiết kế đã được cơ quan nhà nước về xây dựng thẩm định; mà chỉ quy định báo cáo ĐTM phải được trình thẩm định trước khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) để bảo đảm các công trình BVMT được thẩm định thiết kế xây dựng đáp ứng các yêu cầu chủ dự án đã cam kết trong báo cáo ĐTM.

Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Câu hỏi 2:

Báo cáo ĐTM được hiểu là trình trước hay sau thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500?

Trả lời:

Pháp luật về BVMT không quy định thời điểm trình báo cáo ĐTM trước hay sau thời điểm thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng.

Câu hỏi 3:

Đề nghị hướng dẫn mức độ chi tiết phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công trong nội dung báo cáo ĐTM. Đối với 3 đợt khảo sát phải thực hiện là của 3 ngày khác nhau hay trong 1 ngày thực hiện cả 3 đợt hoặc thời điểm nào?

Trả lời:

Về mức độ chi tiết phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công các công trình BVMT của dự án đã được quy định tại mẫu số 4 Phụ lục VI Mục I của Phụ lục Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và mẫu số 4 Phụ lục I của Phụ lục Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Chủ dự án khi lập báo cáo ĐTM chỉ cần đưa phần thuyết minh kèm theo thiết kế của các công trình BVMT trong tổng thể nội dung thuyết minh kèm theo thiết kế các công trình của dự án đầu tư xây dựng thuộc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án.

Về thời điểm thực hiện 3 đợt khảo sát: chủ dự án tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về kết quả này, đảm bảo kết quả khảo sát đủ cơ sở để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và sự phù hợp của địa điểm lựa chọn.

Câu hỏi 4:

Trường hợp 01 dự án đầu tư thực hiện tại 02 địa điểm tách biệt, quy mô công suất tách biệt thì có thể lập 02 báo cáo ĐTM tương ứng với quy mô dự án tại từng địa điểm không? Đề nghị hướng dẫn giải quyết thủ tục doanh nghiệp lập thủ tục môi trường với mục tiêu sản xuất ít hơn hoặc với công suất nhỏ hơn các nội dung đăng ký trong giấy chứng nhận đầu tư được cấp và các trường hợp lập báo cáo ĐTM có phân kỳ thực hiện dự án nhưng giấy chứng nhận đầu tư không phân kỳ thực hiện dự án.

Trả lời:

Điều 18 và Điều 19 Luật BVMT quy định đối tượng phải thực hiện ĐTM là dự án; kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM. Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) đã quy định “một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo ĐTM”. Do vậy, 01 dự án đầu tư (kể cả dự án thực hiện tại nhiều địa điểm) thì lập 01 báo cáo ĐTM.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 50 Luật Xây dựng có quy định: “Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư”. Trong trường hợp dự án đáp ứng quy định này,  chủ dự án có thể lập các báo cáo ĐTM riêng cho từng dự án thành phần hoặc từng phân kỳ đầu tư của dự án.

2. Về đánh giá sự phù hợp quy hoạch của dự án, cơ sở; đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

Câu hỏi 5:

Đề nghị hướng dẫn nội dung “dự án, cơ sở phù hợp quy hoạch” tại Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 40/2015/NĐ-CP).

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và xây dựng, căn cứ để triển khai thực hiện 01 dự án đầu tư đều có yêu cầu đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

– Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: các quy hoạch làm căn cứ thực hiện triển khai dự án được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Xây dựng, gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch phát triển ngành (hầu hết các quy hoạch này đã hết hiệu lực theo quy định của Luật Quy hoạch); quy hoạch xây dựng; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.

– Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: các quy hoạch làm căn cứ thực hiện triển khai dự án được quy định cụ thể theo pháp luật về đầu tư, đầu tư công, bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất.

Do vậy, yêu cầu về sự phù hợp quy hoạch là việc đánh giá địa điểm hoạt động của cơ sở hoặc địa điểm đã thực hiện dự án có phù hợp với các quy hoạch nêu trên hay không.

Câu hỏi 6:

Đề nghị hướng dẫn việc đánh giá “sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án” trong nội dung thẩm định báo cáo ĐTM.

Trả lời:

Việc đánh giá “sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án” trong nội dung thẩm định báo cáo ĐTM đó là cần đánh giá địa điểm của dự án có phù hợp với quy hoạch có liên quan hay không (ví dụ, vị trí dự án nhà máy nhiệt điện có phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia không).

3. Về danh mục đối tượng lập báo cáo ĐTM, KBM

Câu hỏi 7:

Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc xác định các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng thực hiện ĐTM hoặc KBM do một số loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo ngành kinh tế Việt Nam) không trùng với các danh mục đối tượng phải thực hiện ĐTM như: sang chiết, đóng chai, lắp ghép thiết bị điện tử, sử dụng phụ phẩm từ chế biến thủy sản, năng lượng mặt trời, sóng biển, bọt chữa cháy, vật liệu phủ cho nội, ngoại thất ô tô,…

Trả lời:

Danh mục đối tượng phải thực hiện ĐTM hoặc đăng ký xác nhận KBM tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về cơ bản được kế thừa danh mục tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và dựa trên cơ sở Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế có tình trạng tên các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, BVMT và các lĩnh vực khác chưa hoàn toàn đồng nhất.

Trong thời gian tới, Tổng cục Môi trường sẽ tham mưu Bộ TN&MT phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, chuẩn hóa và đồng nhất danh mục tên các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn có quy định về tên gọi khác nhau tại các pháp luật chuyên ngành để thống nhất tên gọi trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

4. Về kinh phí phục vụ hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM đối với hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan

Câu hỏi 8:

Hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM đối với hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan được chi từ nguồn nào? Mức chi là bao nhiêu?

Trả lời:

Kinh phí phục vụ hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trong đó mức chi được Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định (hiện được thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường). Hiện nay, Bộ TN&MT đã đề xuất với Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Thông tư nêu trên cho phù hợp với quy định hiện hành.

5. Về ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận KBM cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế

Câu hỏi 9:

Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc UBND các cấp ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận KBM.

Trả lời:

– Điều 23 Luật BVMT quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, gồm: Bộ TN&MT; Bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 32 Luật BVMT quy định thẩm quyền xác nhận KBM, gồm: Cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện (có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã).

– Điều 65 và Điều 66 Luật BVMT quy định trách nhiệm của Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp là “phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về BVMT; báo cáo về hoạt động BVMT tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, Luật BVMT hiện hành không quy định về việc ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận KBM. Do đó, Bộ TN&MT không có căn cứ để hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

6. Về áp dụng hệ số Kf và Kp trong Giấy xác nhận KBM

Câu hỏi 10:

Tại mẫu Giấy xác nhận KBM quy định ghi rõ “bảo đảm nước thải, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (ghi rõ các quy chuẩn với các hệ số lưu lượng, nguồn tiếp nhận, vùng phát thải…)”. Tuy nhiên, giai đoạn lập KBM được thực hiện trước khi dự án đi vào hoạt động, lưu lượng xả thải mới chỉ là dự kiến và thực tế có thể thay đổi trong quá trình hoạt động. Do đó, nếu ghi hệ số Kf và Kp vào giấy xác nhận đăng ký KBM thì có thể gây khó khăn trong quá trình thanh, kiểm tra cơ sở do lưu lượng xả thải thực tế có thể khác so với lưu lượng xả thải dự kiến. Đề nghị trong giấy xác nhận đăng ký KBM chỉ ghi quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với cột áp dụng, hệ số nguồn tiếp nhận, vùng phát thải, không ghi hệ số lưu lượng.

Trả lời:

Hệ số lưu lượng nước thải (Kf) và hệ số lưu lượng khí thải (Kp) liên quan đến quy mô, công suất của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, là một trong các thông tin quan trọng để quản lý môi trường khi dự án/phương án đi vào hoạt động, là căn cứ để xác định chủ dự án phải lập ĐTM hay KBM. Do vậy, các thông tin này phải được thể hiện trong hồ sơ đăng ký KBM của dự án/phương án.

Việc xác định hệ số Kf trong quá trình thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành và hồ sơ pháp lý về môi trường của cơ sở; một số trường hợp đặc thù (như xả trộm nước thải, phân kỳ đầu tư hệ thống xử lý nước thải) được xác định theo lưu lượng xả nước thải thực tế tại thời điểm thanh tra, kiểm tra.

 

II. Về thực hiện báo cáo ĐTM, KBM

1. Về thủ tục chấp thuận về môi trường

Câu hỏi 11:

Đối với các dự án đã đi vào hoạt động, cụ thể là các khu công nghiệp đã hoàn thành giai đoạn xây dựng và đi vào vận hành thì có thuộc đối tượng được đề nghị lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề nghị thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay không hay thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo mục 105 Phụ lục số 2.

Trả lời:

Quy định về lập lại báo cáo ĐTM chỉ áp dụng đối với trường hợp dự án chưa đi vào vận hành; quy định về thủ tục chấp thuận về môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng. Do vậy, đối với cơ sở, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì không áp dụng các quy định này.  Khi có các thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì tùy vào trường hợp cụ thể mà thực hiện như sau:

– Đối với cơ sở, khu công nghiệp đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT mà có thay đổi về công trình BVMT (trừ trường hợp thay đổi công nghệ xử lý chất thải) đã được xác nhận thì thực hiện lập hồ sơ xác nhận lại công trình BVMT theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

– Đối với cơ sở đang hoạt động mà đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ (sản xuất, xử lý chất thải); đối với khu công nghiệp đang hoạt động mà mở rộng quy mô hoặc thay đổi loại hình sản xuất thu hút đầu tư thì thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án này theo quy định tại số thứ tự 105 Phụ lục II mục I Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

– Đối với những thay đổi khác, chủ cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm, bảo đảm tuân thủ các quy định về kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và BVMT; đồng thời phải thực hiện theo các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Câu hỏi 12:

Đối với các thay đổi khác so với ĐTM nhưng không phải là tăng quy mô, công suất hay thay đổi công nghệ thì chủ dự án tự xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm. Đề nghị hướng dẫn xử lý đối với các tình huống xảy ra như sau:

– Chủ dự án thuộc đối tượng kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT: với những thay đổi khác thì trong trường hợp Sở TN&MT kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra công trình BVMT để vận hành thử nghiệm sẽ gặp khó khăn do việc kiểm tra là thực hiện theo báo cáo ĐTM do UBND cấp tỉnh hoặc các bộ, ngành nhưng những thay đổi chưa có ý kiến của cơ quan phê duyệt ĐTM nên Sở TN&MT sẽ không có căn cứ để ra thông báo chấp thuận vận hành thử nghiệm.

– Chủ dự án không thuộc đối tượng kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT: nếu có những thay đổi so với ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án có bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP với hành vi thực hiện không đúng nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt?

Trả lời:

Đối với các thay đổi khác so với ĐTM nhưng không phải là tăng quy mô, công suất hay thay đổi công nghệ, trong quá trình kiểm tra ra thông báo chấp thuận vận hành thử nghiệm, Sở TN&MT căn cứ vào hiện trạng công trình BVMT cho phép cơ sở đi vào vận hành thử nghiệm nếu không thuộc trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt ĐTM hoặc thuộc trường hợp lập lại ĐTM.

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đang được Bộ TN&MT trình Chính phủ để sửa đổi phù hợp với các quy định mới của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Theo đó, những thay đổi so với ĐTM được phê duyệt mà không thuộc trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt ĐTM hoặc lập lại ĐTM hoặc theo hướng tốt hơn cho môi trường thì không bị coi là hành vi vi phạm.

2. Về thời gian thực hiện thủ tục chấp thuận về môi trường

Câu hỏi 13:

Thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận về môi trường là 10 ngày làm việc, trong khi đó việc lấy ý kiến chuyên gia chưa quy định thời hạn cụ thể. Nếu áp dụng thời hạn xin ý kiến chuyên gia như quy định về thẩm định báo cáo ĐTM theo hình thức lấy ý kiến là 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan chuyên môn chỉ có 3 ngày để kiểm tra hồ sơ, tổng hợp ý kiến chuyên gia trình UBND tỉnh quyết định. Điều này là khó thực hiện.

Trả lời:

Theo thẩm quyền, cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM có thể tự ban hành quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính nêu trên, trong đó có thời gian lấy ý kiến các chuyên gia; đảm bảo tổng thời gian xử lý thủ tục đáp ứng quy định tại Điều 16a Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và phù hợp với quy trình giải quyết thủ tục hành chính của các địa phương. Các địa phương có thể tham khảo quy trình này tại Quyết định số 2482/QĐ-BTNMT ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT để triển khai thực hiện.

3. Về khái niệm hạng mục của dự án

Câu hỏi 14:

Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định “Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật BVMT là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Đề nghị hướng dẫn rõ hơn khái niệm hạng mục của dự án.

Trả lời:

Theo biểu mẫu cấu trúc, nội dung báo cáo ĐTM, các hạng mục công trình của dự án khi thực hiện ĐTM, gồm: hạng mục công trình chính; hạng mục công trình phụ trợ; hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT. Các hạng mục này phải được nêu trong các thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Do vậy, cơ quan có thẩm quyền căn cứ các quy định nêu trên để xác định trường hợp dự án đầu tư xây dựng có phải lập lại báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

4. Về quy định việc lập báo cáo ĐTM đối với cơ sở không có thủ tục môi trường

Câu hỏi 15:

Đề nghị hướng dẫn trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) “Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình BVMT trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định”. Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng công trình BVMT đang vận hành ổn định, chủ dự án không thực hiện cải tạo, nâng cấp, bổ sung thì có được lập báo cáo ĐTM cho dự án sản xuất hiện hữu hay không; việc phê duyệt báo cáo ĐTM là cho toàn bộ dự án hay chỉ đối với công trình BVMT; dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung công trình BVMT có phải lập riêng và theo thủ tục pháp luật về đầu tư không; thực hiện như thế nào; nội dung, cấu trúc thực hiện như nào; các mẫu vận hành thử nghiệm, kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT thực hiện thế nào?

Trả lời:

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP là các dự án, cơ sở đã triển khai xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động nhưng “trốn” lập các hồ sơ, thủ tục về môi trường trước khi triển khai thực hiện theo quy định. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, cần bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định.

Do các công trình BVMT của dự án, cơ sở này chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá, kiểm tra, xác nhận hoàn thành việc đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường nhưng đã triển khai hoặc đi vào hoạt động, nên không có căn cứ để khẳng định các công trình này đang vận hành ổn định và không cần phải cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung.

Để đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch và BVMT, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã quy định trình tự thực hiện đối với các đối tượng này theo hướng: chủ dự án phải rà soát lại sự phù hợp quy hoạch của dự án, cơ sở đã triển khai, trường hợp đáp ứng yêu cầu này thì phải lập dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình BVMT (dự án này bao gồm cả các hạng mục đã được triển khai, đưa vào vận hành) trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định. Trình tự, thủ tục thực hiện dự án nêu trên được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và BVMT.

Câu hỏi 16:

Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa việc chủ dự án, cơ sở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT với hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM, xác nhận KBM của đối tượng thuộc khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Trả lời:

Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM đã được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT.

5. Về đối tượng đăng ký, thẩm quyền xác nhận KBM

Câu hỏi 17:

Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) quy định đối tượng phải lập KBM gồm: “Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này”. Như vậy, đối với trường hợp dự án có chất thải chỉ phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng mà không phát sinh trong giai đoạn vận hành (như trường hợp xây dựng đường giao thông, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp, …) với khối lượng đến mức nêu trên thì có phải đăng ký KBM không? Việc xác định lưu lượng xả thải đối với các dự án đang xây dựng và đã đi vào hoạt động được tính theo tiêu chuẩn thiết kế của ngành xây dựng hay theo lưu lượng nước thải phát sinh thực tế?

Trả lời:

Theo quy định, chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp thu gom, quản lý, xử lý chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong quá trình triển khai xây dựng và quá trình hoạt động của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phải thể hiện đầy đủ nội dung này trong quá trình đăng ký KBM. Do vậy, đối với các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình thi công xây dựng mà phát sinh chất thải đến mức phải đăng ký KBM thì vẫn phải thực hiện thủ tục này. Khối lượng chất thải được xác định trên cơ sở tính toán lượng phát sinh tối đa của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Câu hỏi 18:

Dự án theo quy định trước đây thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM nhưng theo quy định hiện nay chỉ tương đương với đối tượng phải đăng ký KBM hoặc ngược lại; trong quá trình thực hiện mà có sự thay đổi, điều chỉnh thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, trách nhiệm pháp lý của chủ dự án là đối tượng thuộc ĐTM hay KBM. Các cơ sở trước đây đã được phê duyệt báo cáo ĐTM có thể lập hồ sơ điều chỉnh xuống cấp huyện quản lý được không (như trường hợp xây dựng siêu thị, khu thương mại, trung tâm thương mại, cơ sở lưu trú du lịch, khu dân cư); cơ sở này phải thực hiện quan trắc chất thải định kỳ với tần suất 03 tháng/lần hay 06 tháng/lần; trường hợp vi phạm thì xử phạt hành vi vi phạm theo đối tượng phải lập ĐTM hay đối tượng phải xác nhận KBM. Đề nghị hướng dẫn trường hợp dự án trước đây đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM, tuy nhiên hiện nay khi thực hiện dự án mở rộng, nâng công suất thì quy mô chỉ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND cấp tỉnh.

Trả lời:

Việc thay đổi một số đối tượng phải thực hiện ĐTM hoặc KBM theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019, không áp dụng đối với các trường hợp đã được phê duyệt ĐTM hoặc xác nhận KBM trước ngày 01/7/2019. Các hồ sơ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận thì vẫn có giá trị pháp lý buộc các chủ cơ sở thực hiện và là căn cứ để xác định trách nhiệm của chủ cơ sở đối với công tác BVMT, trong đó có việc thực hiện tần suất quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 39 và khoản 1 Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; đồng thời là căn cứ để thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm có liên quan.

Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh thì chủ cơ sở lập dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới (thay thế cho dự án, phương án cũ) và được phê duyệt ĐTM hoặc xác nhận KBM theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, hồ sơ môi trường của dự án mới này sẽ thay thế hồ sơ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận trước đây.

III. Về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án và xác nhận hoàn thành công trình BVMT

1. Về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

Câu hỏi 19:

Công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm đưa ra trong Nghị định đang ở dạng định nghĩa, chưa có quy mô, tính chất, đặc tính kỹ thuật cụ thể; do đó, việc xác định các đối tượng vận hành thử nghiệm đang mang tính chủ quan của người xử lý hồ sơ. Nội dung này cần được chi tiết, cụ thể hóa hơn. Ví dụ: hồ sinh học, hồ lắng, hồ lắng nước mưa chảy tràn, giàn phun nước trong chế biến khoáng sản của khai thác mỏ có phải là công trình xử lý chất thải không? Bể tự hoại của công nhân khai thác mỏ (với công suất nhỏ) có phải vận hành thử nghiệm không? Với quy mô của bể tự hoại như thế nào thì phải vận hành thử nghiệm? Các cơ sở khai thác khoáng sản phi kim loại như đất, đá có phải lập hồ sơ xác nhận công trình BVMT hay không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đã quy định: “Công trình xử lý chất thải của dự án phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải).

Các công trình BVMT khác bao gồm: Các công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn nguy hại; các công trình BVMT không phải là công trình xử lý chất thải không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm.”

Các công trình xử lý chất thải, công trình BVMT khác phải được xác định cụ thể trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM để làm căn cứ xác định công trình có thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm hay không.

Đối với một số công trình đặc thù như hồ lắng nước mưa chảy tràn, bể tự hoại nếu được xác định là công trình xử lý chất thải thì việc vận hành thử nghiệm được thực hiện như đối với trường hợp công trình xử lý nước thải có một công đoạn hoặc công trình, thiết bị xử lý hợp khối.

Câu hỏi 20:

Đối tượng vận hành thử nghiệm và đối tượng phải xác nhận hoàn thành là khác nhau. Có thể hiểu đối tượng phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành thì phải vận hành thử nghiệm; đối tượng phải vận hành thử nghiệm thì có thể không phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành?

Dự án thuộc đối tượng ĐTM có công trình xử lý chất thải nhưng tại cột 4 ghi “không” thì có phải vận hành thử nghiệm không? Chủ dự án có phải báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm cho cơ quan quản lý nếu không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Ví dụ, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng có hệ thống xử lý khí thải. Dự án ghi “thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm” có phải thực hiện xác nhận hoàn thành công trình BVMT hay không? Đề nghị làm rõ các khái niệm ghi tại cột 4 Phụ lục II: “tất cả”, “thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm”; “không”.

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật BVMT, chủ các dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định phải “báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành dự án. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường”. Do vậy, chỉ những dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT trước khi đưa dự án vào vận hành.

Theo quy định nêu trên, cột 4 Phụ lục II Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã xác định các nhóm đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Một số trường hợp sau đây được hiểu như sau:

– Nhóm dự án được ghi “tất cả”: tất cả các dự án này phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

– Nhóm dự án được ghi “không”: các dự án này không phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Trường hợp các dự án có công trình xử lý chất thải thì vẫn phải vận hành thử nghiệm và gửi thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành.

– Nhóm dự án được ghi “thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải”: các dự án này nếu có công trình xử lý chất thải thì phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Trường hợp không có công trình xử lý chất thải thì không phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nhưng vẫn phải gửi thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành.

Câu hỏi 21:

Đối với trường hợp dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ (sản xuất, xử lý chất thải) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động; dự án đầu tư mở rộng quy mô, thay đổi loại hình sản xuất của khu công nghiệp đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Tuy nhiên, dự án khi chưa mở rộng trước đây đã được phê duyệt ĐTM và xác nhận hoàn thành công trình BVMT và trong báo cáo ĐTM của dự án mở rộng không có các công trình BVMT đã được xác nhận. Vậy, đối với các công trình BVMT đã được xác nhận thì chủ dự án có phải vận hành thử nghiệm lại để được xác nhận hoàn thành theo dự án mới hay không?

Trả lời:

Theo số thứ tự 105 Phụ lục II Mục 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ (sản xuất, xử lý chất thải) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động; dự án đầu tư mở rộng quy mô, thay đổi loại hình sản xuất của khu công nghiệp đang hoạt động được coi là dự án mới và thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

2. Về lấy mẫu trong quá trình vận hành thử nghiệm

Câu hỏi 22:

Đối với các hệ thống xử lý nước thải/khí thải không có vị trí lấy mẫu đầu vào, đầu ra cho từng công đoạn (bể tự hoại/xử lý nước thải xây âm dưới mặt đất, công trình xử lý khí thải theo dạng module khép kín, hệ thống xử lý khí thải tích hợp kèm theo lò hơi…) thì việc đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Đối với một số công trình xử lý chất thải được thiết kế theo dạng module khép kín, thiết kế đi kèm với thiết bị sản xuất được coi là công trình xử lý chất thải có một công đoạn (công trình, thiết bị hợp khối hoặc thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc). Việc vận hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của các công trình này được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT.

3. Về đối tượng xác nhận hoàn thành công trình BVMT

Câu hỏi 23:

Đối với các trường hợp không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (không có công trình xử lý chất thải) nhưng thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, đã nộp hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình BVMT trước ngày 01/7/2019 và đã được kiểm tra, hiện nay đang khắc phục công trình BVMT theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thì có tiếp tục xác nhận hay không (như dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng công suất 70.000 tấn/năm, không có công trình xử lý chất thải, đã nộp hồ sơ theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng xác nhận theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)?.

Trả lời:

Đối với dự án thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra nhưng chưa cấp giấy xác nhận, chủ dự án có thể lựa chọn thực hiện theo 1 trong 2 phương án sau:

          – Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ;

– Thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

Câu hỏi 24:

Đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được phê duyệt báo cáo ĐTM, đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động, nhưng theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ phải thực hiện KBM, tức là không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình BVMT (ví dụ, bệnh viện 70 giường bệnh thuộc đối tượng phải lập ĐTM theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng thuộc đối tượng lập KBM theo Nghị định 40/2015/NĐ-CP) thì có phải thực hiện thủ tục xác nhận hoàn thành công trình BVMT không.

 

Trả lời:

Đối với trường hợp đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được phê duyệt báo cáo ĐTM, đang xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động, nhưng theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ thuộc đối tượng phải đăng ký KBM thì không phải thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Chủ dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP: “Các dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không phải thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Chủ dự án phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (nếu có), bảo đảm các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành”.

Câu hỏi 25:

Dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM trước ngày 01/7/2019 theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Tuy nhiên, theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP lại thuộc đối tượng phải kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình. Vậy, dự án có phải tiến hành thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT không khi hệ thống đã đi vào vận hành?

Trả lời:

          Đối với đối tượng không phải thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình phải vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì chủ dự án/cơ sở phải chủ động rà soát lại các công trình xử lý chất thải đã xây lắp; nếu các công trình xử lý chất thải không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải phải cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải đó và thực hiện theo trình tự quy định tại điểm c khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

3. Về thay đổi nội dung đã được xác nhận

Câu hỏi 26:

Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định “Trường hợp công trình BVMT có sự thay đổi thì chủ dự án phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường”. Vậy trường hợp cơ sở đã được xác nhận hoàn thành nhưng chỉ thực hiện thay đổi đối với công trình xử lý nước thải thì có cần phải thực hiện lập lại hồ sơ xác nhận cho toàn bộ công trình của dự án hay chỉ thực hiện đối với công trình thay đổi. Việc thay đổi như thế nào thì phải lập lại, ít hay nhiều, thay đổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực hay bất cứ thay đổi nào cũng phải lập lại?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì mọi trường hợp thay đổi công trình BVMT đã được xác nhận hoàn thành, chủ dự án phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

Công trình BVMT theo quy định này được hiểu là công trình xử lý chất thải có sự thay đổi (ví dụ công trình xử lý nước thải hoặc xử lý khí thải….). Đối với các công trình BVMT không có sự thay đổi, chủ dự án vẫn phải báo cáo và sẽ được tích hợp vào giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT mới.

B. NHÓM Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

1. Về lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Câu hỏi 27:

Đề nghị bổ sung thủ tục môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án san gạt hạ cốt nền đối với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện dự án san gạt hạ cốt nền để tạo mặt bằng, vận chuyển đất dư thừa.

Trả lời:

Đối với dự án san gạt hạ cốt nền để tạo mặt bằng mà phát hiện, thu hồi khoáng sản trong quá trình thực hiện thì được coi là dự án khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và phải thực hiện ĐTM theo quy định tại số thứ tự 33, Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Trường hợp còn lại, căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình thực hiện dự án mà phải thực hiện ĐTM (theo số thứ tự 104 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP), đăng ký KBM (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) hoặc được miễn thực hiện thủ tục môi trường.

Câu hỏi 28:

Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, không quy định trường hợp miễn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Thực tế có dự án đầu tư (nhà máy sản xuất gạch nung) thì trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư tận dụng đất đào trong phạm vi dự án để làm nguyên liệu sản xuất gạch của dự án. Mặt bằng sau khi đào đất được sử dụng để xây dựng hạng mục công trình của dự án (nhà xưởng, sân phơi gạch, …) tức là phục vụ mục đích có lợi cho chủ đầu tư và không có hạng mục nào phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường. Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản thì trường hợp này chủ dự án phải xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án xây dựng công trình. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản phải có phương án khai thác khoáng sản trong diện tích dự án kèm theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vậy, trong trường hợp này (không có hạng mục nào phải cải tạo phục hồi môi trường) thì chủ đầu tư có phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường không; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như thế nào.

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản, trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó thì không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Đối với trường hợp sản phẩm khai thác sử dụng cho xây dựng công trình khác nằm ngoài phạm vi dự án thì tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xác định phương án cải tạo, phục hồi môi trường có phải thực hiện các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường hay không do cơ quan phê duyệt phương án thẩm định và quyết định.

2. Về lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Câu hỏi 29:

Trường hợp có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt thì khi mỏ hết hạn khai thác, chủ dự án phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường, đề án đóng cửa mỏ để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này dẫn đến tình trạng cùng một nội dung về cải tạo, phục hồi môi trường nhưng lại được phê duyệt ở 2 hồ sơ khác nhau gây lãng phí cho chủ đầu tư và không cần thiết trong thực tế. Đề nghị xem xét hướng dẫn cho phép đối với trường hợp hết hạn giấy phép khai thác hoặc chủ đầu tư trả lại toàn bộ mỏ (tất cả các trường hợp đóng cửa mỏ khoáng sản) mà nội dung cải tạo, phục hồi môi trường khác so với phương án được phê duyệt thì chủ dự án chỉ phải lập đề án đóng cửa mỏ để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Trả lời:

  – Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đối tượng phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, gồm: (1) Thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; (2) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án (bao gồm cả phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung) đã được phê duyệt; (3) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt không đủ để thực hiện.

– Theo quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ TN&MT thì phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là một phần nội dung và thành phần hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT, trường hợp phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong đề án đóng cửa mỏ khác với phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt thì tổ chức, cá nhân phải giải trình, làm rõ lý do thay đổi.

Do vậy, đối với trường hợp mỏ đã hết hạn khai thác mà có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân có thể lồng ghép việc thay đổi này trong hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, để tránh bị xử phạt hành vi vi phạm thực hiện không đúng nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, tổ chức, cá nhân cần báo cáo cơ quan đã phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường để có ý kiến trước khi thực hiện.

C. NHÓM Ý KIẾN VỀ CÔNG TRÌNH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Câu hỏi 30:

Hiện nay, một số cơ sở sản xuất phải thực hiện làm hồ sự cố hoặc hồ sự cố có kết hợp hồ sinh học thì việc xác nhận như nào (có xác nhận lại toàn bộ các công trình BVMT của cơ sở hay không); hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có phải vận hành thử nghiệm hay không, nếu có thực hiện thế nào.

Trả lời:

Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định “Trường hợp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học thì phải thiết kế là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học ngoài chức năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, còn có khả năng ổn định, xử lý sinh học tự nhiên các thông số ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường”. Do vậy, chỉ trường hợp hồ sự cố kết hợp hồ sinh học thì phải vận hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả xử lý công trình. Các trường hợp khác thì chỉ kiểm tra quy mô, công suất thiết kế, quy trình vận hành để làm căn cứ xác nhận hoàn thành các công trình này.

Đối với các trường hợp cơ sở đã được xác nhận hoàn thành công trình BVMT nhưng chưa có các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố, sau khi hoàn thành xây dựng các công trình này, chủ cơ sở lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và sẽ được kiểm tra, xác nhận, tích hợp vào giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT mới cùng các công trình BVMT khác đã được xác nhận.

Câu hỏi 31:

Đối với các cơ sở thuộc Phụ lục IIa, Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP nằm ngoài khu công nghiệp được hiểu bắt buộc phải có hồ sự cố không?

Trả lời:

Các cơ sở thuộc Phụ lục IIa, Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP nằm ngoài khu công nghiệp mà có hoạt động xả nước thải ra ngoài môi trường tùy theo khối lượng nước thải theo thiết kế (tối thiểu là 50 m3/ngày) thì phải có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải nhằm đảm bảo không xả nước thải ra ngoài môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải. Việc lựa chọn công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là bể sự cố, hồ sự cố hoặc hồ sự cố kết hợp hồ sinh học là giải pháp khuyến khích thực hiện. Chủ dự án, cơ sở hoàn toàn có thể đề xuất với cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phương án khác thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trên cơ sở đặc điểm, tải lượng dòng thải của dự án, cơ sở.

Câu hỏi 32:

Hướng dẫn thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với trường hợp không còn đất xây hồ lưu chứa nước thải.

Trả lời:

Đối với trường hợp không xây hồ lưu chứa nước thải thì chủ dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT, cụ thể như sau: “Ngoài các giải pháp kỹ thuật quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp căn cứ vào đặc điểm, tải lượng dòng thải của dự án, cơ sở, khu công nghiệp có thể đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải pháp kỹ thuật khác để thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp.”

Câu hỏi 33:

Đề nghị hướng dẫn thế nào là khả năng quay vòng xử lý lại nước thải.

Trả lời:

Quy định về công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố có khả năng quay vòng, xử lý lại nước thải chỉ là một trong các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo mục tiêu trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải thì nước thải được quay vòng lại để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra ngoài môi trường.

D. NHÓM Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

I. Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT)

Câu hỏi 34:

Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bổ sung Khoản 4 và Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh CTRSH không quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải CTRSH phải thực hiện báo cáo định kỳ CTRSH. Tuy nhiên, tại Phụ lục V, mục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định mẫu số 3- Báo cáo quản lý CTRSH và CTRCNTT của chủ nguồn thải. Đề nghị hướng dẫn việc chủ nguồn thải thực hiện báo cáo định kỳ quản lý CTRSH trong trường hợp chỉ phát sinh CTRSH.

Trả lời:

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định “Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện quy định này”. Tại Điều 37 và Phụ lục IV Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định cụ thể đối tượng, chế độ và biểu mẫu báo cáo công tác bảo vê môi trường đối với chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, chủ dự án, cơ sở căn cứ vào tình hình hoạt động của dự án, cơ sở thực hiện báo cáo các nội dung về BVMT, trong đó có nội dung về quản lý CTRSH.

Câu hỏi 35:

Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý sau: a) Phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tư và các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật; b)…. Đề nghị hướng dẫn nội dung “phù hợp” tại điểm a nêu trên.

Trả lời:

Đối với quy định việc tổ chức, cá nhân tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tư và các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật được hiểu là trong các hồ sơ, văn bản nêu trên có thể hiện nội dung tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường của dự án, cơ sở.

Câu hỏi 36:

Yêu cầu chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải có biên bản bàn giao. Tuy nhiên, chưa quy định rõ biên bản được lập ngay khi bàn giao hay thời điểm nào?

Trả lời:

Tại Mẫu biên bản bàn giao CTRSH, CTRCNTT quy định tại Phụ lục IV Mục III ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã quy định “Biên bản bàn giao được lập mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTRSH, CTRCNTT tương ứng với từng bên nhận chất thải. Do vậy, chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRSH, CTRCNTT phải thực hiện lập biên bản bàn giao cho từng lần có hoạt động chuyển giao chất thải.

Câu hỏi 37:

Theo quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì cơ sở xử lý, tái chế chất thải thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì các cơ sở thuộc Phụ lục IIa và thuộc đối tượng lập ĐTM phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành hoặc trước ngày 31/12/2020 đối với cơ sở đang hoạt động. Tuy nhiên, tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 33 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định cơ sở xử lý CTRCNTT phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001 trong thời hạn 24 tháng kể từ khi đi vào hoạt động đối với cơ sở mới; 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực với cơ sở đang hoạt động. Như vậy, chủ xử lý CTRCNTT phải thực hiện quy định tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP hay Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (có hệ thống quản lý môi trường trước ngày 31/12/2020 hay là sau 24 tháng kể từ ngày Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực)?

Trả lời:

Đối với trường hợp cơ sở xử lý CTRCNTT thì thời hạn phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001 là thời hạn quy định tại khoản 16 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể: 24 tháng kể từ khi đi vào hoạt động đối với cơ sở mới; 24 tháng kể từ ngày Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực với cơ sở đang hoạt động.

Câu hỏi 38:

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ nguồn thải CTRCNTT chuyển giao cho các đối tượng là chủ cơ sở sản xuất, chủ vận chuyển, xử lý chất thải. Thực tế, các loại chất thải phát sinh từ lò hơi (tro trấu thải), chất thải từ các trang trại chăn nuôi (bả đệm lót sinh học thải bỏ)… được chủ nguồn thải bán trực tiếp cho nông dân để bón cây trồng trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá tốt, có hiệu quả cao, là biện pháp BVMT. Tuy nhiên, nông dân lại không phải là các đối tượng được chuyển giao theo quy định tại Điều 30. Vậy, chủ nguồn thải có được tiếp tục chuyển giao cho người dân không?

Trả lời:

Đối với chất thải trong chăn nuôi, tro trấu thải… mà sử dụng làm phân bón cho cây trồng thì phải được đánh giá, chứng nhận và công bố chất lượng sản phẩm phân bón theo quy định của pháp luật trồng trọt và được quản lý như sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không đáp ứng quy định thì phải quản lý như chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

III. Về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý CTRSH, CTRCNTT

Câu hỏi 39:

Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 28 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải xây dựng mức thu phí vệ sinh, giá dịch vụ. Tuy nhiên, theo Luật Phí và Lệ phí quy định “phí vệ sinh” được chuyển sang thành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và “phí BVMT đối với chất thải rắn” được chuyển thành “giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt”. Đối với địa phương đã ban hành quy định về giá tối đa đối với giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH thì có phải xây dựng “phí vệ sinh” theo quy định trên hay không. Việc quy định “giá dịch vụ” tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có phải là giá tối đa theo quy định của Luật Phí và Lệ phí hay không?

Trả lời:

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ quy định nguyên tắc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng mức thu phí vệ sinh, giá dịch vụ cho các đối tượng phát sinh CTRSH. Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, xây dựng mức thu phí vệ sinh, giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và Lệ phí và Luật Giá, đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn.

Câu hỏi 40:

Khoản 18 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý CTRCNTT: Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh; hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.”

Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh phát hiện nhiều trường hợp chôn, đổ, thải CTRCNTT ra môi trường. Do đó, để theo dõi, giám sát thường xuyên nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn sự cố, hành vi gây ô nhiễm môi trường do đổ, rơi vãi chất thải, chôn lấp CTRCNTT trên địa bàn thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương là UBND cấp tỉnh và cơ quan quản lý môi trường địa phương là Sở TN&MT phải được quy định rõ ràng trong nghị định. Do vậy, cần có hướng dẫn, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp tỉnh và Sở TN&MT trong quản lý hoạt động của các cơ sở xử lý CTRCNTT trên địa bàn do Bộ cấp phép.

Trả lời:

Khoản 18 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong công tác tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình quản lý CTRCNTT phát sinh trên địa bàn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ này, tại Điều 30, 31a và 33 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 13, 14, 16 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) đều có quy định chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRCNTT có trách nhiệm báo cáo Sở TN&MT về công tác quản lý CTRCNTT.

Đối với việc phân cấp thẩm quyền quản lý các cơ sở xử lý CTRCNTT:

– Điểm g khoản 1 Điều 143 Luật BVMT quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh “Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”;

– Điểm l khoản 1 Điều 52 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”;

– Điểm m khoản 1 Điều 52 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định “Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT quy định trong Nghị định này”.

Do vậy, pháp luật hiện hành hoàn toàn không hạn chế thẩm quyền chỉ đạo kiểm tra, thanh tra của UBND cấp tỉnh theo phân cấp quản lý hồ sơ môi trường của cá nhân, tổ chức.

IV. Về thẩm định công nghệ xử lý CTRSH

Câu hỏi 41:

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định công nghệ xử lý CTRSH đối với các dự án đầu tư?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT: Bộ TN&MT, Sở TN&MT có thẩm quyền thẩm định công nghệ xử lý CTRSH đối với các dự án đầu tư.

Thẩm quyền đối với từng dự án đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 Luật Chuyển giao công nghệ.

Câu hỏi 42:

Nội dung, trình tự thẩm định công nghệ xử lý CTRSH?

Trả lời:

Nội dung giải trình về công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư được quy định tại Điều 16, trình tự thẩm định được quy định tại Điều 17 và 18 Luật Chuyển giao công nghệ. Nội dung thẩm định công nghệ của dự án đầu tư quy định tại Điều 19 Luật Chuyển giao công nghệ.

V. Về quản lý chất thải y tế

Câu hỏi 43:

Mục 2.3 QCVN 55:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chất thải y tế lây nhiễm quy định “Chất thải y tế lây nhiễm sau khi được xử lý bằng thiết bị hấp đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này được quản lý như đối với chất thải thông thường”.

Điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định: “Chất thải y tế thông thường bao gồm: Chất thải rắn thông thường (kể cả chất thải rắn sinh hoạt); sản phẩm thải lỏng không nguy hại”.

 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường. Vậy với trường hợp chất thải y tế lây nhiễm sau xử lý được quản lý như chất thải thông thường là quản lý theo chế độ của chất thải rắn sinh hoạt hay chất thải rắn công nghiệp thông thường?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định: “Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường”. Như vậy, chất thải rắn y tế lây nhiễm sau xử lý được quản lý như chất thải rắn công nghiệp thông thường.

E. NHÓM Ý KIẾN VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

I. Về đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Câu hỏi 44:

Đề nghị giải thích cụ thể điểm b khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP: “Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành”?

Trả lời:

Theo Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Phụ lục III mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án xử lý chất thải nguy hại. Do đó, các cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải là cơ sở đã có báo cáo ĐTM được Bộ TN&MT phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Từ nội dung nêu trên, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP( yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu được hiểu là: Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT đối với các dự án đã đi vào vận hành” hoặc “có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành”.

Câu hỏi 45:

Trường hợp chuyển tiếp, cơ sở đã có báo cáo ĐTM được Sở TN&MT phê duyệt, đã được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu trong 06 tháng. Tuy nhiên sau ngày 01/7/2019, Sở TN&MT có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT cho cơ sở nhập khẩu phế liệu đó không?

Trả lời:

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP không điều chỉnh thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT của các cơ quan. Do vậy đối với trường hợp dự án đã được Sở TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM thì Sở TN&MT có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án.

Câu hỏi 46:

Các cơ sở trước đây thuộc đối tượng thực hiện ĐTM cấp tỉnh và KBM cấp huyện có được phép nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hay không?

Trả lời:

Các dự án, cơ sở có báo cáo ĐTM được UBND cấp tỉnh phê duyệt và KBM được UBND cấp huyện xác nhận mà nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trước ngày 01/7/2019 được xem xét, giải quyết (cấp giấy xác nhận có thời hạn 01 năm nếu đủ điều kiện) theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Kể từ ngày 01/7/2019, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải có hồ sơ đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, mới được xem xét để cấp giấy xác nhận.

G. NHÓM Ý KIẾN VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

I. Về quan trắc chất thải định kỳ

Câu hỏi 47:

Điều 54a Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 27 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, về quan trắc môi trường định kỳ của các cơ sở quy định đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao (*) để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại phải thực hiện quan trắc định kỳ và phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là Kế hoạch), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát. Như vậy, chủ nguồn thải CTNH có phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ bùn thải, chất thải rắn chứa thành phần nguy hại 1 sao gửi Sở TN&MT trước ngày 31/12 năm trước để theo dõi hay không?

Trả lời:

Việc phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao (*) được thực hiện theo quy định về quản lý chất thải nguy hại (hiện nay là QCVN 07:2009/BTNMT và QCVN 50:2013/BTNMT); kế hoạch phân định bùn thải, chất thải rắn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54a Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP,  áp dụng đối với các đối tượng có phát sinh bùn thải, chất thải rắn dạng một sao nhưng chưa được phân định theo các QCVN nêu trên hoặc dự kiến phát sinh các loại chất thải này trong kỳ quan trắc.

Câu hỏi 48:

Theo quy định khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bổ sung Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP: “quy định về quan trắc môi trường định kỳ tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2020″. Như vậy, việc lập kế hoạch quan trắc định kỳ sẽ được gửi trước ngày 31/12/2020 hay trước ngày 31/12/2019?

Trả lời:

Việc xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ để phục vụ công tác báo cáo môi trường định kỳ được thực hiện theo kỳ quan trắc và kỳ báo cáo. Do vậy, việc lập, gửi kế hoạch quan trắc định kỳ sẽ được các đối tượng thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Câu hỏi 49:

Các dự án do UBND cấp huyện xác nhận KBM thuộc trường hợp quan trắc định kỳ sẽ gửi kế hoạch quan trắc về Sở TN&MT hay cơ quan quản lý môi trường cấp huyện?

Trả lời:

Các đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận KBM của UBND cấp huyện mà phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ thì gửi Kế hoạch thực hiện cho Sở TN&MT theo quy định tại khoản 2 Điều 54a Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 27 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Câu hỏi 50:

Theo quy định tại Mẫu số 4b Phụ lục V mục I Nghị định số 40/2019/NĐCP về Cấu trúc, nội dung báo cáo ĐTM thì: Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và dự kiến khi vận hành thương mại. Tuy nhiên tại Khoản 20 Điều 3 và Khoản 23 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung cho Điều 39, Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) chỉ quy định các cơ sở, khu công nghiệp và dự án đã đi vào vận hành mới thực hiện việc quan trắc nước thải, khí thải định kỳ. Vậy, các dự án trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm có phải thực hiện quan trắc chất thải định kỳ hay không?

Trả lời:

Việc quan trắc môi trường định kỳ đối với dự án trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện theo yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; quan trắc trong giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả các công trình xử lý chất thải được thực hiện theo quy định tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

II. Về quan trắc chất thải tự động, liên tục

1. Về quan trắc nước thải:

Câu hỏi 51:

Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định thông số quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia. Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ tòa nhà, chung cư phải đánh giá chất lượng nước thải theo QCVN 14:2008/BTNMT, tuy nhiên, quy chuẩn này không quy định thông số COD nên khó khăn cho quá trình đối chiếu, đánh giá.

Trả lời:

Đối với trường hợp nước thải sinh hoạt phát sinh từ tòa nhà, chung cư mà thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục thì không phải lắp đặt đối với thông số COD, do quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt không quy định.

Câu hỏi 52:

Thông số quan trắc tự động, liên tục nêu tại khổ 2 khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với chủ nguồn thải hiện đang triển khai lắp đặt quan trắc tự động và các cơ sở bị xử phạt hay áp dụng chung cho tất cả các trạm quan trắc đều phải lắp đặt đầy đủ các chỉ tiêu trên.

Trả lời:

Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục nêu tại khổ 2 khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được áp dụng cho tất cả các đối tượng phải lắp đặt, trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về nước thải đặc thù không quy định một trong các thông số này.

 

Câu hỏi 53:

Quy định đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục gồm “Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần” cần làm rõ khái niệm “vi phạm nhiều lần” ghi rõ cụ thể mấy lần và trong khoảng thời gian nhất định.

Trả lời:

Vi phạm nhiều lần được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý”.

Câu hỏi 54:

Trường hợp cơ sở sản xuất thuộc Phụ lục IIa có công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải trên 500m3/ngày đêm, hoặc các cơ sở khác có công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải trên 1.000m3/ngày đêm, nhưng cơ sở này có lượng nước thải phát sinh nhỏ hơn so với công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (qua theo dõi số liệu thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp). Trường hợp cơ sở phát sinh nước thải theo công suất thiết kế nhưng tái sử dụng nước thải nên lượng nước thải xả ra môi trường không có hoặc thấp hơn so với mức phải lắp đặt quan trắc tự động, liên tục thì có phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục không?

Trả lời:

Đối tượng phải lắp đặt quan trắc tự động, liên tục:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì việc kiểm soát tự động, liên tục nước thải sau xử lý chỉ dựa trên công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải đã được chủ dự án, cơ sở xây dựng, lắp đặt, không dựa trên lưu lượng xả nước thải thực tế ra ngoài môi trường tiếp nhận.

Trường hợp cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải sau xử lý theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP nêu trên, tuy nhiên thực tế không có hoạt động xả nước thải ra môi trường thì không phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nhưng trước đó phải được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xem xét, chấp thuận.

Câu hỏi 55:

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục. Vậy, trong trường hợp các cơ sở được miễn trừ đấu nối có lưu lượng nhỏ hơn 500m3/ngày đêm có phải lắp đặt quan trắc tự động, liên tục không? Thực tế, trong các cụm công nghiệp thường không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở trong cụm công nghiệp có lưu lượng nước thải nhỏ từ 10-20m3/ngày đêm.

Trả lời:

Điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục. Do vậy, các cơ sở được miễn trừ đấu nối bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục.

2. Về quan trắc nước làm mát

Câu hỏi 56:

Đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp chủ nguồn thải có nước thải và nước làm mát được xả chung tại một cửa xả thì có phải lắp đặt đồng thời quan trắc nước thải tự động và quan trắc nước làm mát trước khi nhập chung hay không.

Trả lời:

Đối với trường hợp cơ sở có phát sinh nước thải và nước làm mát được xả chung ra ngoài môi trường qua một cửa xả thì chủ dự án phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng đối với dòng nước thải đó trước khi nhập chung với nước làm mát theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; trường hợp nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine thì phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước làm mát 03 thông số (lưu lượng, nhiệt độ và chlorine) theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

3. Về quan trắc khí thải tự động, liên tục:

Câu hỏi 57:

Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, quy định đối tượng quan trắc tự động, liên tục đối với khí thải gồm các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, đối các cơ sở nhập khẩu phế liệu chỉ làm hạt nhựa thì việc quan trắc đối với khí thải sẽ quan trắc thông số nào. Các cơ sở này thường nhỏ, khó có thể lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động đặc biệt vấn đề của các cơ sở này chủ yếu là các hợp chất VOC thực tế không có thiết bị quan trắc tự động.

Các thông số môi trường yêu cầu quan trắc khí thải tự động, liên tục quy định tại khoản 23 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đa số là thông số phát thải đặc trưng cho quá trình đốt. Nếu phát thải khí không có nguồn gốc từ quá trình đốt thì có bắt buộc áp dụng các thông số O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO không. Trường hợp áp dụng, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết lý do tại sao lại áp dụng trong khi không phát thải các thông số ô nhiễm này.

Trả lời:

Trong 08 thông số quy định đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, CO, SO2 và NOx) thì các thông số nhiệt độ, áp suất, O2 dư có vai trò quy đổi giá trị quan trắc của các thông số khác về điều kiện chuẩn (riêng O2 dư để kiểm soát quá trình cháy của một số loại hình đặc thù như lò đốt chất thải); các thông số còn lại về cơ bản đặc trưng cho hầu hết các nguồn thải khí thải của quá trình đốt hoặc chuyển hóa chất ô nhiễm và đã được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với chất vô cơ – QCVN 19:2009/BTNMT. Tuy nhiên, trong thực tế có một số nguồn khí thải công nghiệp không phát sinh một trong các thông số ô nhiễm này thì chủ dự án, cơ sở không phải lắp thiết bị quan trắc tự động, liên tục với thông số đó, đặc biệt là trường hợp QCVN đặc thù không quy định hoặc trường hợp có quy định nhưng trên thị trường không có thiết bị quan trắc. Do vậy, chủ dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải lắp hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục căn cứ và đặc điểm, quy mô nguồn phát thải khí thải công nghiệp của mình báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM để được hướng dẫn thực hiện.

Câu hỏi 58:

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lò hơi công nghiệp và tổng công suất các lò trên 20 tấn hơi/giờ thì có phải lắp quan trắc tự động ở mỗi lò hơi hay không.

Trả lời:

Trường hợp cơ sở có nhiều lò hơi công nghiệp thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục mà thải khí thải ra ngoài môi trường qua nhiều ống khói khác nhau thì phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục tại từng ống khói.

Câu hỏi 59:

Đề nghị có hướng dẫn, quy định để làm cơ sở đánh giá, xác định lưu lượng khí thải của một dự án đối với đơn vị sản xuất có nhiều dây truyền sản xuất, nhiều hệ thống xử lý khí thải.

Trả lời:

Việc xác định lưu lượng khí thải của dự án đầu tư có nhiều hạng mục công trình dựa trên hồ sơ thiết kế dự án trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM hoặc xác nhận KBM, trong đó có thiết kế công trình xử lý khí thải. Thông thường, lưu lượng dòng khí thải ra ngoài môi trường tại một công trình xử lý khí thải trên hồ sơ thiết kế được tính toán thông qua công suất quạt (hút hoặc đẩy khí thải ra ống khói) và tiết diện ống khói.

Câu hỏi 60:

Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động liên tục quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 47 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, là chưa thống nhất, cụ thể: theo quy định tại điểm a thì các lò đốt chất thải nguy hại có công suất từ 0,5 tấn/giờ trở lên phải thực hiện quan trắc khí thải tự động liên tục; tuy nhiên tại điểm b quy định tất cả các lò đốt chất thải nguy hại phải thực hiện.

Trả lời:

Đối với cơ sở có lò đốt CTNH là trường hợp đặc thù và phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục tại tất cả các lò đốt.

III. Về báo cáo môi trường

Câu hỏi 61:

Thông tư số 25/2019/TT BTNMT quy định tại khoản 2 Điều 37: “2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp”. Tại khoản 4 Điều 40: “4. Các điều khoản quy định về báo cáo định kỳ (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại các văn bản quy định trước đây được thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành”. Trước đây, các báo cáo về chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, và CTNH chúng tôi thực hiện báo cáo theo Mẫu số 3 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (CTRSH và CTRCNTT), còn CTNH theo mẫu báo cáo tại Thông tư số 36/2015/TT BTNMT. Nhưng theo khoản 4, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT thì yêu cầu thực hiện theo mẫu của Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT (Phụ lục 6). Khoản 2 điều 37 thì lại không áp dụng mẫu này với chủ đầu tư hạ tầng KCN.

Trả lời:

Đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BTNMT.

Các nội dung báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được thể hiện tại điểm 4 mục III Phụ lục 6 Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT. Nội dung này phải bảo đảm đầy đủ thông tin quy định tại mẫu số 3, phụ lục V của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (đối với CTRSH và CTRTT) và Phụ lục 4 Thông tư số 36/2015/TT BTNMT (đối với CTNH)./.

VEA

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.