CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Bảo đảm thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính (TTHC) trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

0

Thực hiện Nghị quyết số 131/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ trong quá trình xây dựng VBQPPL thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động chính sách, TTHC trong đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL; chỉ duy trì những TTHC thật cần thiết, hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất.

Đánh giá tác động thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập 03 đề nghị xây dựng dự thảo VBQPPL thuộc lĩnh vực đất đai, gồm: (1) dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; (2) dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15; (3) dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 101/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2024 gửi Chính phủ (đồng thời gửi Bộ Tư pháp) báo cáo đánh giá tác động TTHC trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở. Báo cáo số 101/BC-BTNMT đã nêu “dự thảo Nghị quyết của Quốc hội không quy định về thủ tục hành chính mà dẫn chiếu đến quy định của pháp luật hiện hành”.

Đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 

Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá tác động TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL, cụ thể như sau:

Lĩnh vực đất đai

Đánh giá tác động TTHC của dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, tổng số TTHC được đánh giá: 20 TTHC, trong đó có 04 TTHC mới; 12 TTHC sửa đổi, bổ sung và 04 TTHC được bãi bỏ.

Đánh giá tác động TTHC trong dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai, tổng số TTHC được đánh giá: 13 TTHC, trong đó không có TTHC mới và 13 TTHC sửa đổi, bổ sung so với các thủ tục tương ứng được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, bao gồm:

TTHC về đo đạc tách thửa đất, hợp thửa đất.

Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu.

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất.

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư hoặc mở rộng đường giao thông.

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản.

Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định.

Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp chuyển nhượng dự án có sử dụng đất.

Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.

Thủ tục thu hồi, hủy Giấy chứng nhận đã cấp và việc cấp Giấy chứng nhận sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

Thủ tục hủy kết quả đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận đã cấp.

Lĩnh vực tài nguyên nước

Đánh giá tác động TTHC tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, tổng số TTHC được đánh giá: 03 TTHC, trong đó có 02 TTHC mới và 01 TTHC sửa đổi, bổ sung so với Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, bao gồm:

(1) Thủ tục hành chính mới: Thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước (Điều 49). Thẩm định phương án điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa (Điều 52).

(2) Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung: Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi (Điều 28).

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát dự thảo Nghị định quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số TTHC được đánh giá: 21 TTHC, trong đó có 13 TTHC hiện hành, 02 TTHC mới và 06 TTHC sửa đổi, bổ sung so với Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

(1) Thủ tục hành chính mới:

Tạm dừng hiệu lực giấy phép khai thác tài nguyên nước (Điều 24).

Đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch (Điều 26).

(2) Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung:

Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất (Điều 23).

Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển (Điều 23).

Cấp giấy phép khai thác nước biển (Điều 22).

Kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất (Điều 25).

Thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 51).

Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 52).

Đánh giá tác động TTHC của dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, tổng số TTHC được đánh giá: 02 TTHC mới so với Luật Tài nguyên nước năm 2012 trong dự thảo Thông tư, bao gồm: + Lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất (Điều 28). + Lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất (Điều 29).

Về thẩm định quy định thủ tục hành chính trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Từ đầu năm đến nay, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định 07 dự thảo Thông tư2 , kết quả thẩm định có: 06 dự thảo Thông tư3 không quy định TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; có 01 dự thảo Thông tư (Dự thảo Thông tư quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước) quy định TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, cụ thể kết quả thẩm định về TTHC như sau:

“Dự thảo của Thông tư quy định thủ tục hành chính. Có 04 thủ tục hành chính cần đánh giá: 1. Thủ tục hành chính phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh lấy nước sinh hoạt. 2. Thủ tục hành chính điều chỉnh phê duyệt dòng chảy tối thiểu. 3. Thủ tục hành chính lấy ý kiến xây dựng phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất. 4. Thủ tục lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi vận hành chính thức”./.

Theo monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.