CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Đưa AI đến mọi nơi, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI

0

Sáng 12/12, tại TP. Hạ Long, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Ứng dụng AI diện hẹp”.

Dự phiên khai mạc có đại diện các đoàn quốc tế từ các nước ASEAN và các nước đối thoại ASEAN, đại diện các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán một số nước ASEAN và các nước đối tác tại Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) công nghệ số trong nước và quốc tế.

Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 diễn ra từ ngày 12 – 15/12/2023, gồm chuỗi các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, hiệp hội, DN của các nước ASEAN và các nước đối thoại, nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong các vấn đề về hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, công nghệ, nguồn nhân lực, thiết lập quan hệ đối tác hợp tác, đề xuất các giải pháp đối với các thách thức và cơ hội lớn trong kỷ nguyên công nghệ số cho khu vực ASEAN và toàn cầu.

Đặc biệt chương trình còn thảo luận về “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo hẹp trong nền kinh tế số” (Narrow AI Application), chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất hiện nay từ giới công nghệ đến các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.

Cách quản lý AI sẽ định hình tương lai của chúng ta

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: Sự phát triển của AI là cơ hội nhưng cũng là thách thức, cách quản lý AI sẽ định hình tương lai của chúng ta.

Việt Nam chọn chủ đề Tuần lễ số là “Ứng dụng AI diện hẹp”. Đây là AI chuyên biệt và tập trung, được thiết kế và đào tạo để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể hoặc một nhóm nhiệm vụ hẹp, có hiệu quả cao trong phạm vi được xác định trước. AI thu hẹp hiện đã sẵn sàng để áp dụng rộng rãi.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, AI diện hẹp cho phép chúng ta tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của AI trong các ứng dụng cụ thể, đưa AI đến với mọi người, mọi nơi, mọi quốc gia ở các mức độ phát triển khác nhau, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI. Bằng cách chia sẻ các phương pháp hay nhất từ cả khu vực công và tư nhân, chúng ta có thể làm cho AI thu hẹp trở nên hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho mọi người.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cuộc cách mạng AI đòi hỏi các chính phủ phải phát triển cơ sở hạ tầng AI, lực lượng lao động AI và thiết lập khung pháp lý cho AI. Cuộc cách mạng AI mang đến cơ hội cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thích ứng nhanh, sẵn sàng thay đổi và đón nhận sự thay đổi.

Trong thời đại cách mạng AI, tương lai không phải là một đường nối dài của quá khứ. Các nước đang phát triển nếu biết nắm bắt cơ hội và tận dụng hiệu quả lợi ích của AI sẽ có tiềm năng phát triển đột phá, bắt kịp các nước phát triển. Cuộc cách mạng AI đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hợp tác để tối đa hóa lợi thế và giảm thiểu rủi ro.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ số, kinh tế số, đặc biệt là các chương trình AI.

“Hợp tác là trung tâm của sự đổi mới. Và Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần này sẽ thúc đẩy chúng ta hợp tác mạnh mẽ hơn. Kỳ vọng rằng mỗi đại biểu tham dự diễn đàn sẽ nắm bắt cơ hội để học hỏi lẫn nhau nhiều hơn…”, Bộ trưởng Bộ TT&TT bày tỏ.

z4966168549935_a065cad4558536a217e561578e3ee6f5.jpg
z4966466208908_1d2aaa13acbc23025136d63da90a8f5b.jpg
z4966466189394_88d98bb5e1a2a3921dece047ce3bf930.jpg
z4966466195378_9e40566384c7e0fa1d88fb729aaa3655.jpg
Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo, quan chức cấp cao từ nhiều nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và tập đoàn công nghệ.

DN Việt Nam, quốc tế kết nối, thiết lập quan hệ nghiên cứu, phát triển AI

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Thực hiện quan điểm của Chính phủ “Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số (CĐS) trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia”.

“Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi CĐS đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh.

z4966168550574_1744fc42a10400c7cbd947312121b25a.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 2.

Tỉnh Quảng Ninh đã xác định phát triển mạnh kinh tế số (KTS) tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội của tỉnh; từng bước đưa KTS giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. KTS là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng KTS chiếm khoảng 35% GRDP của tỉnh.

Ông Cao Tường Huy nhận định, Hội nghị bàn tròn Chính sách về AI với chủ đề “Phát triển và ứng dụng AI hẹp trong nền KTS” trong khuôn khổ Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Quảng Ninh, là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh được đón nhận, lắng nghe kinh nghiệm, giải pháp của các Bộ trưởng, tổ chức quốc tế, DN trong thực hiện CĐS, phát triển chính quyền số – KTS – xã hội số.

Đồng thời, đây là cũng là cơ hội để các DN Việt Nam, quốc tế kết nối, thiết lập quan hệ đối tác để cùng nghiên cứu, phát triển AI, giới thiệu các sản phẩm về AI do Việt Nam phát triển đến bạn bè quốc tế.

Trong khuôn khổ Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm
2023 diễn ra từ ngày 12 – 15/12/2023, sẽ có chuỗi các sự kiện về lĩnh vực TT&TT, bao gồm: (i) Hội nghị bàn tròn về AI, (ii) Hội nghị ASEAN về 5G, (iii) Hội thảo ASEAN về kinh nghiệm phát triển và khai thác nền tảng số cho chính phủ số, (iv) Hội thảo ASEAN về chuyển vùng di động, (v) Hội thảo khu vực về hạ tầng CNTT an toàn và đa dạng.

Hội nghị tập trung thảo luận về thể chế, chính sách, các quy định quản lý, đầu tư, các mô hình thí điểm, thử nghiệm liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu của từng sự kiện./.

Theo ictvietnam

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.