CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Bộ TN&MT trình Thủ tướng ban hành Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

0

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình công tác của Chính phủ năm 2023 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 10/11/2023, Bộ đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình này.

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình công tác của Chính phủ năm 2023 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 10/11/2023, Bộ đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình này..

Theo đó, ngay sau khi Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28 tháng 01 năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức bảo tồn và các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chương trình bảo tồn các loài UTBV. 

Trong quá trình xây dựng, Bộ đã tổ chức các cuộc họp, hội thảo tham vấn ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Chương trình. Bản dự thảo Chương trình được xây dựng phù hợp với các yêu cầu, cam kết đối với các hiệp định, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đến năm 2030, tình hình bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay.

Ngày 29 tháng 11 năm 2022, Bộ đã gửi Công văn số 7206/BTNMT-TCMT lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan đối với Chương trình. Về cơ bản, các Bộ, ngành và các địa phương nhất trí cao về sự cần thiết, quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của dự thảo Chương trình. Các ý kiến góp ý đã được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đ hoàn thiện dự thảo Chương trình.

Nội dung Dự thảo Chương trình được kết cấu thành 05 phần và 03 phụ lục: 

Có 4 quan điểm quan trọng trong xây dựng Chương trình. Một là, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây viết tắt là loài UTBV) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thiên nhiên là nhiệm vụ của toàn xã hội, bao gồm các cấp, ngành, tổ chức, cộng đồng và mọi người dân. Hai là, Chương trình bảo tồn các loài UTBV đến năm 2030 ph hợp với Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tạo khuôn khổ hành động chung cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Việt Nam. Ba là, kết hợp hiệu quả công tác bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ đối với các loài UTBV; từng bước tiếp cận và áp dụng các phương pháp bảo tồn tiên tiến của quốc tế phối hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bốn là, Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn các loài UTBV Việt Nam.

Về mục tiêu tổng quát của Chương trình đó là: Các loài UTBV từng bước được phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững nhằm thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Theo đó, các mục tiêu cụ thể của Chương trình hướng đến:

Bảo tồn hiệu quả các loài UTBV: đảm bảo không có thêm loài UTBV bị tuyệt chủng, cải thiện tình trạng quần th của ít nhất 10 loài UTBV; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài UTBV; 

Gia tăng số loài UTBV được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể; tới năm 2030, đảm bảo ít nhất 03 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên;

100 % các loài UTBV có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; 

Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài UTBV được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đe dọa và tác động tiêu cực đến quần thể loài UTBV và sinh cảnh sống của chúng.

04 nhiệm vụ được nêu tại Chương trình:

Một là, điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ s d liệu các loài UTBV; trong đó tập trung:  

Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể , sinh cảnh sống của các loài UTBV trên toàn quốc; định kỳ cập nhật thông tin, dữ liệu và công bố Danh mục loài UTBV; 

Tổ chức thực hiện quan trắc và theo dõi diễn biến quần thể của các loài UTBV; đường di cư của các động vật hoang dã di cư nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 

Biên soạn và xây dựng trang thông tin điện tử về Sách đỏ Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các loài UTBV tương thích với các cơ sở dữ liệu trên thế giới như Cơ sở thông tin đa dạng sinh học toàn cầu, Ngân hàng gen và Danh lục đỏ IUCN; 

Lồng ghép thực hiện kiểm kê, quan trắc các loài UTBV trong quá trình thực hiện Đề án Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” ban hành kèm theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. 

Hai là, mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài UTBV gồm: 

Triển khai các biện pháp bảo tồn các loài UTBV tại các khu bảo tồn thiên nhiên: các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên xây dựng các nhiệm vụ, dự án về bảo tồn loài UTBV trong kế hoạch, phương án quản lý của các khu bảo tồn thiên nhiên; lập chương trình quan trắc, giám sát và báo cáo về tình trạng loài UTBV tại các khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn các hành vi bẫy, săn, bắt các loài động vật hoang dã, các mối đe dọa từ các dự án đầu tư phát triển tới sinh cảnh và các loài UTBV; 

Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá và thúc đẩy việc thành lập các khu bảo tồn loài – sinh cảnh theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khảo sát, đánh giá và triển khai các biện pháp, mô hình bảo tồn hiệu quả tại các khu vực có sinh cảnh sống của loài UTBV, khu vực là đường bay của chim hoang dã di cư nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 

Đánh giá tình trạng và đề xuất các giải pháp phục hồi sinh cảnh và nguồn thức ăn cho các loài UTBV tại các khu bảo tồn thiên nhiên và ngoài khu bảo tồn thiên nhiên; ưu tiên phục hồi các sinh cảnh của các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và các loài UTBV di cư: Voi, Sao la, Mang trường sơn, Thỏ vằn trường sơn, Rùa trung bộ, Rùa hộp trán vàng miền trung, Gà lôi lam mào trắng, Sếu đầu đỏ, Cò mỏ thìa, các loài linh trưởng nguy cấp;

Thiết lập các hành lang đa dạng sinh học tại các khu vực ưu tiên theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng, mở rộng sinh cảnh sống của các loài UTBV.

Ba là, thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với các loài UTBV:

Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (chuyển nơi sinh sống, cứu hộ, nhân nuôi bảo tồn và tái thả) để bảo tồn các loài UTBV; triển khai thí điểm áp dụng và nhân rộng các mô hình hiệu quả;

Rà soát, đánh giá hiện trạng các cơ sở bảo tồn loài UTBV theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng trang thiết bị, hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật); tổ chức thực hiện gắn chíp và lập sổ theo dõi các đối tượng nuôi là loài UTBV;

Củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng sinh thái nhằm hỗ trợ hoạt động cứu hộ, bảo tồn các loài trong vùng, đảm bảo thích nghi với điều kiện sinh thái, môi trường sống của loài và trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các cơ sở bảo tồn;

Nghiên cứu, đánh giá khả năng nhân nuôi, tái thả các loài UTBV; xây dựng và thực hiện các dự án gây nuôi sinh sản bảo tồn loài UTBV để nhân nuôi sinh sản và tái thả nhằm phục hồi quần thể trong tự nhiên, ưu tiên thực hiện mô hình thí điểm đối với các loài Rùa trung bộ, Rùa hộp trán vàng miền trung, Thằn lằn cá sấu, Tắc kè đuôi vàng, Voọc mông trắng, Sếu đầu đỏ, Gà lôi lam mào trắng và các loài có khả năng nhân nuôi bảo tồn khác; 

– Nghiên cứu các dịch bệnh phổ biến lây lan trong các quần thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặt biệt là các quần thể nuôi nhốt hoặc cá thể được cứu hộ từ các hoạt động buôn bán, săn bắt trái pháp luật và khả năng lây lan dịch bệnh từ động vật sang người; xây dựng các tài liệu hướng dẫn để tránh rủi ro lây lan dịch bệnh từ động vật hoang dã sang người; bảo đảm tuân thủ các điều kiện về vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh của động vật và ngăn ngừa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo cách tiếp cận “Một sức khỏe” của Tổ chức Y tế thế giới.

Bốn là, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực tới các loài UTBV

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương (kiểm lâm, công an, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, kiểm dịch động vật, cảnh sát biển và tài nguyên và môi trường) và liên vùng trong việc thực thi pháp luật liên quan đến các loài UTBV bao gồm: phòng chống và ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, quảng cáo và tiêu thụ trái phép loài và các sản phẩm của loài UTBV, dụng cụ săn bắt, bẫy, bắn động vật hoang dã; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp, các cơ chế trao đổi thông tin, hình thành các đường dây nóng để tiếp nhận các tin tức thông báo về các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ loài UTBV;

Củng cố mạng lưới thực thi pháp luật về bảo tồn động vật, thực vật hoang dã (Việt Nam WEN); tăng cường hợp tác với mạng lưới thực thi pháp luật của khu vực và quốc tế (ASEAN WEN, Interpol) trong kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các loài UTBV;

Kiểm soát việc săn, bắt tận diệt các loài UTBV, đặc biệt là các loài chim trong các mùa di cư, các loài thủy sinh trong mùa sinh sản;

Kiểm soát tác động của các dự án phát triển tới các loài UTBV trong quá trình đánh giá tác động môi trường và quá trình vận hành các dự án;

Rà soát, đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động gây nuôi các loài UTBV; kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở gây nuôi loài UTBV được cấp phép; xóa bỏ các chợ, tụ điểm mua bán các loài UTBV trái pháp luật;

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã;

Thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; công khai thông tin về tội phạm liên quan đến các loài UTBV.

Về tổ chức thực hiện, Chương trình giao trách nhiệm cho các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư và các Bộ, ngành cơ quan trung ương liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và cá nhân có liên quan; khuyến khích các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư và các cá nhân tham gia thực hiện Chương trình./.

Nguồn: monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.