CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

59% người lao động thấy không an toàn khi làm việc tại nhà

0

Hơn một nửa số người lao động ở 4 thị trường lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang sử dụng các thiết bị cá nhân của họ để thực hiện các công việc tại nhà, mặc dù họ tin rằng các thiết bị này không đủ an toàn trước các mối đe dọa an ninh mạng.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà nhưng họ lại không được đào tạo đầy đủ về việc đảm bảo an toàn cho cá nhân và tổ chức. Thực tế, hơn một nửa trong số họ đang sử dụng các thiết bị cá nhân để làm công việc, mặc dù biết rõ chúng không thực sự an toàn.

59% người lao động thấy không an toàn khi làm việc tại nhà   - Ảnh 1.

Theo khảo sát trực tuyến “2020 Work Security Index” của CrowdStrike, 54% nhân viên tin rằng trong đại dịch Covid-19 các tổ chức của họ có nhiều khả năng gặp phải một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng hơn so với trước khi dịch bùng phát. Khảo sát đã tiến hành thăm dò 4.048 người ra quyết định cao cấp trên toàn cầu bao gồm 1.780 từ 4 thị trường châu Á-Thái Bình Dương: 252 từ Singapore, 526 ở Ấn Độ, 502 từ Nhật Bản và 500 ở Úc.

Kết quả cho thấy 59% số người được hỏi trong khu vực này hiện đang làm việc từ xa thường xuyên hơn so với trước đại dịch, con số này còn lên tới hơn 74% ở Singapore và 69% ở Ấn Độ.

Khoảng 62% số người được hỏi ở 4 thị trường đang sử dụng các thiết bị cá nhân của họ, bao gồm thiết bị di động và máy tính xách tay, để thực hiện các công việc từ xa. Tuy nhiên, họ cho rằng các thiết bị của mình không hoàn toàn an toàn trước các rủi ro an ninh mạng. Khoảng 65% ứng viên tại Nhật Bản cho rằng thiết bị của họ “hơi an toàn” nhưng 16% cho biết các thiết bị họ sử dụng để làm việc tại nhà là “rất không an toàn” hoặc “không an toàn chút nào”. Khoảng 54% nhân viên tại Úc cảm thấy các thiết bị này “hơi an toàn”, trong khi 7% tin rằng chúng “không an toàn lắm” hoặc “không an toàn chút nào”.

Trong khi, nhân viên tại Ấn Độ có vẻ lạc quan hơn, với 58% tin rằng các thiết bị mà họ sử dụng để làm việc ở nhà là “rất an toàn” trước các rủi ro an ninh mạng..

Tuy nhiên, trên khắp châu Á – Thái Bình Dương, 45% cho biết tổ chức của họ không cung cấp các chương trình đào tạo bổ sung về xử lý rủi ro an ninh mạng liên quan đến làm việc tại nhà cho nhân viên. 60% ở Nhật Bản cho biết họ không được đào tạo thêm, trong khi 48% ở Úc, 40% ở Singapore và 36% ở Ấn Độ cũng cho biết tương tự như vậy.

Phó Chủ tịch kỹ thuật khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản CrowdStrike, Sherif El Nabawi, cho biết: “Làm việc từ xa vẫn được khuyến khích mặc dù nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa, những rủi ro an ninh mạng chưa được giải quyết do việc chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tội phạm mạng”.

Ông lưu ý rằng các nhân viên sử dụng các thiết bị cá nhân của mình để làm việc sẽ làm gia tăng rủi ro bởi khi các thiết bị này bị xâm nhập có thể gây nguy hiểm cho mạng của công ty họ. Từ việc nhân viên vô tình phát tán mã độc khi họ họ chuyển các tệp và tài liệu liên quan đến công việc giữa các thiết bị, mạng cá nhân và mạng doanh nghiệp đến kết nối Internet cá nhân hoặc gia đình cũng dễ bị đe dọa hơn, tất cả khiến làm việc từ xa trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với thông tin nhạy cảm của công ty.

Nguồn ictvietnam.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.