Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển. Tình trạng chất lượng môi trường đang tiếp tục bị xấu đi, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí có nguy cơ lan rộng tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, vùng nông thôn. Các sự cố về môi trường, hóa chất xuất hiện nhiều với cường độ ngày càng lớn, và diễn biến hết sức phức tạp. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ tạo ra lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước.
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trong thời gian qua đã có những chuyển biến nhất định. Các đơn vị chuyên trách về quản lý môi trường ở địa phương cơ bản đã có đủ năng lực để thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường KKT, KCN, CCN. Nguồn lực quản lý, trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KKT, KCN, CCN đã được chú trọng đầu tư. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường KKT, KCN đang từng bước hoàn thiện. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII, trong đó nội dung về quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCN quy định rất cụ thể tại điều 65, 66. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Hoạt động của các CCN diễn ra sôi động và đạt được những kết quả nhất định, khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế chung của đất nước, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn.
Thông tin dữ liệu môi trường rất cần thiết cho các cấp quản lý, cho các ngành. Chính vì vậy, việc tra cứu, tìm kiếm, theo dõi và thống kê, không thể thiếu nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, quản lý và khai thác nguồn dữ liệu môi trường mà hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu môi trường cũng đóng vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng. Riêng đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, trước sự phát triển nhanh về kinh tế, đặc biệt là thông tin dữ liệu Môi trường trợ giúp các yêu cầu giải quyết các mối quan hệ về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ngày càng cao, thông tin phải nhanh, chính xác. Yêu cầu được biết, được khai thác thông tin về môi trường là thực tế, không chỉ phục vụ quản lý Nhà nước về Môi trường, mà còn thể hiện tính dân chủ mà còn là nhu cầu về đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các KKT, KCN, CCN. Trong 10 năm qua Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường đã thực hiện thu nhận, các nhiệm vụ, dự án liên quan đến bảo vệ môi trường KKT, KCN, CCN là 61 sản phẩm nhiệm vụ, bao gồm:
Bảng 1. Thống kê số lượng sản phẩm thu nhận liên quan đến các cơ sở gây ô nhiễm môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
STT |
Loại sản phẩm | Tổng số | Sản phẩm số | Sản phẩm giấy |
1 |
Báo cáo tổng hợp | 115 | 61 | 54 |
2 |
Báo cáo chuyên đề | 1795 | 1489 |
306 |
3 | Các báo cáo khác | 134 | 98 |
36 |
4 | Bản đồ | 4 | 4 |
0 |
Bảng 2. Thống kê nhiệm vụ, dự án, đề tài đã thu nhận tại các Đơn vị
TT |
Tên đơn vị |
Tổng số sản phẩm |
1 |
Viện Khoa học Môi trường | 02 |
2 |
Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường | 51 |
3 |
Vụ Quản lý chất thải |
02 |
4 |
Cục thẩm định và Đánh giá tác động Môi trường |
01 |
5 |
Cục Môi trường Miền Trung và Tây nguyên |
02 |
6 |
Trung tâm Quan trắc môi trường |
01 |
7 |
Văn phòng Tổng cục Môi trường |
01 |
8 | Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyen và Môi trường |
01 |
Tổng cộng: |
61 |
Thông tin dữ liệu môi trường liên quan đến bảo vệ môi trường KKT, KCN, CCN phong phú về nội dung chuyên môn, việc thu nhận, lưu trữ, quản lý tập trung, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu môi trường sau khi hoàn thành rất quan trọng, phát huy được khả năng khai thác nguồn kiến thức chuyên ngành về những kết quả đã đạt được, quá trình phát triển các KKT, KCN, CCN còn có một số vấn đề bất cập, chậm được khắc phục như: Chất lượng quy hoạch chưa tốt; phát triển quá nhanh về số lượng; đầu tư phát triển còn dàn trải; cơ cấu đầu tư vào KKT, KCN, CCN còn bất hợp lý; tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp chưa cao. Đặc biệt, tại nhiều KCN vẫn còn tồn tại những tình trạng ô nhiễm môi trường; trong khi đó sự phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KKT, KCN, CCN giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chưa được chặt chẽ, năng lực hiện nay vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Do đó việc tăng cường năng lực cho các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường KKT, KCN, CCN là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Các kết quả của nhiệm vụ đã góp phần giải quyết được mục tiêu ban đầu là đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các địa phương thuộc các KKT, KCN, CCN nêu trên, bên cạnh đó cũng là công cụ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội./.
CEID